Saturday, January 26, 2008

Lần đầu tiên tín đồ Ki-Tô Giáo ở Trung Quốc được phép tụ họp đông đảo

Lần đầu tiên tín đồ Ki-Tô Giáo ở Trung Quốc được phép tụ họp đông đảo
Friday, January 25, 2008

Tác giả: Jun Wang (New America Media)

Người dịch: Nguyễn Hà Sơn

LTS: Ðây là bản dịch từ bài “Chinese Christians Gather En Masse for First Time” đăng trên website của New America Media. Cuộc Hội Thảo Phúc Âm gồm hơn 5,000 người tham dự ở Hong Kong cuối tháng trước là một dấu hiệu cho thấy Ki-Tô Giáo ở Trung Quốc đang xuất hiện công khai từ những hoạt động lén lút. Người Việt dịch và đăng bài này với sự đồng ý của New America Media.

Khoảng 200 năm sau khi Ki-Tô Giáo bắt đầu du nhập vào Trung Hoa, ngày nay tuy rằng tôn giáo này vẫn còn hầu như hoàn toàn vô hình ở những nơi công cộng, nhưng con số tín đồ Ki-Tô đang gia tăng, trong khi Trung Quốc thi hành chính sách cởi mở hơn về kinh tế và tâm linh cho dân chúng.

Hơn 5,000 Ki-Tô hữu từ Hoa Lục đã tới Hong Kong cuối tháng trước để tham dự cuộc Hội Thảo Phúc Âm Trung Quốc (Gospel of China Conference) được tổ chức bởi đặc san Christian Life Quarterly, một tờ báo Ki-Tô Giáo bằng Hoa ngữ trụ sở ở Chicago.

“Ðây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức cuộc hội thảo này ở bên ngoài Hoa Kỳ,” lời ông Jingling Qu, chủ bút của đặc san Christian Life Quarterly. “Lần này số người đến tham dự đã tăng gấp đôi so với những cuộc hội thảo của chúng tôi trước đây.”

Ðể tham dự cuộc hội thảo này, tín đồ Ki-Tô Giáo từ Hoa Lục đã kéo nhau đến khắp những khu phố của Hong Kong để ở trọ. Vì khan hiếm những phòng khách sạn, họ đã tới những nhà thờ - nằm trong những túi ngủ vào ban đêm và hàng ngày dùng những xe buýt con thoi đến tham dự cuộc hội thảo kéo dài ba ngày tại Trung Tâm Hội Nghị và Triển Lãm Hong Kong - là nơi đã cử hành nghi lễ bàn giao chủ quyền của Hong Kong giữa hai chính phủ Anh và Trung Quốc trong năm 1997.

Theo những bài tường thuật của tờ báo Christian Times, một tuần san Hoa ngữ trụ sở ở Hong Kong, trong cuộc hội thảo này người ta đã chiếu những phim tài liệu nói về đời sống khó khăn của những công nhân di trú ở Trung Quốc, về những người đã bị nhiễm bệnh AIDS do truyền máu nhiễm vi-rút HIV, và những người vô gia cư sống lang thang. Những cảnh trong phim tài liệu này đã khiến nhiều người rơi nước mắt, và họ cầu nguyện - nhất là trong số những người đã phải trải qua đời sống tương tự. Hơn một nửa số người tham dự đã đến từ những vùng kém phát triển, hoặc những vùng thôn quê của Trung Quốc, nơi có những giáo hội phải hành đạo một cách lén lút. Ða số những người này chưa bao giờ ra khỏi Hoa Lục.

Ðối với những người tham dự hội thảo ít học và sống ở vùng thôn quê, một số diễn giả thông thái như Tiến Sĩ D.A. Carson (thuộc trường thần học Trinity Evangelical Divinity School, ở Deerfield, Illinois), và Giáo Sư Stephen Chen (của trường đại học Seattle University), khiến cho họ khó hiểu. Nhưng những người đến từ những vùng thành thị và có học vấn cao hơn thì lãnh hội được những bài diễn thuyết, chẳng hạn như bài giảng gồm ba phần, đã được phiên dịch sang Hoa ngữ, nói về Sách Khải Huyền trong Kinh Thánh. Bà Liu, một người tham dự hội thảo chỉ cho biết tên gia đình, phát biểu: “Tôi rất ưa thích những bài giảng xác thực và thông thái của Giáo Sư Carson và những diễn giả khác.”

Tuy tất cả những người tham dự đều có đức tin vững chắc, những tín đồ Ki-Tô Giáo Trung Quốc sống ở thành thị và có trình độ học vấn cao hơn thì có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với những gì thuộc tôn giáo này từ hải ngoại. Hội Nghiên Cứu Kinh Thánh (BSF: Bible Study Fellowship), một tổ chức quốc tế chuyên dậy Kinh Thánh, sắp mở lớp học nghiên cứu Kinh Thánh đầu tiên dành cho tín đồ Ki-Tô Trung Quốc ở Bắc Kinh. Những người Hoa điều khiển lớp học này đã nhận được chiếu khán của chính phủ Hoa Kỳ để sẽ đến thụ huấn tại trụ sở chính của BSF ở San Antonio, Texas.

“Lớp học đầu tiên ở Bắc Kinh sẽ được dậy bằng tiếng Anh - là ngôn ngữ mà nhiều người Hoa có học vấn đều biết,” lời bà Renee Porter, một giảng sư của BSF.

Bà Porter dự kiến những khóa sinh Trung Quốc sẽ giảng dậy những gì mà họ đã học được tại lớp của BSF cho các cộng đồng của họ, bằng tiếng Hoa. Ðây là đường lối đã được áp dụng trong 30 nước khác đang có những lớp học của BSF - tổ chức này đã được thành lập bởi một nhà truyền giáo người Anh ở Trung Quốc trong thập niên 1950.

Trong số những diễn giả khác tại cuộc hội thảo có ông Kyoung Shik You, một nhà truyền giáo Nam Hàn đã bị bắt cóc ở Afghanistan cùng với toán truyền giáo của ông. Bà Liu cho biết trước đây bà thấy khó hiểu tại sao các tín đồ Ki-Tô Ðại Hàn đã dấn thân vào nơi nguy hiểm như vậy để truyền đạo. “Nhưng bây giờ tôi cảm thấy hổ thẹn vì đã không cố gắng hết mình để loan truyền phúc âm tới những người khác, vì đây là lời dậy của Chúa,” bà Liu nói.

Khi được hỏi liệu họ có sẽ sẵn sàng tình nguyện tham gia những công tác truyền giáo ở những nước khác trên thế giới hay không, hàng trăm tín đồ Ki-Tô Trung Quốc tham dự cuộc hội thảo đã giơ tay lên.

Ông Zhijun Wang, một mục sư và là người sáng lập đặc san Christian Life Quarterly, khuyến khích những người tham dự hội thảo chưa theo đạo bây giờ hãy mạnh dạn đón nhận những tín điều của Ki-Tô Giáo.

Ông Wang nói: “Nhiều người hỏi liệu cuộc hội thảo này có an toàn hay không. Tôi bảo họ dĩ nhiên là an toàn, vì có những người thuộc Sở An Ninh trong số chúng ta.”

Bà Liu cảm thấy ngạc nhiên rằng chính phủ Trung Quốc đã không có hành động gì để ngăn cản hàng ngàn tín đồ Ki-Tô Giáo tới Hong Kong để tham dự cuộc hội thảo này. Bà nói rằng trong hai năm qua nhà thờ của bà đã cố gắng cử hành lễ Giáng Sinh thật lớn, nhưng gặp trở ngại.

Bà Liu nói: “Chúng tôi thuê một nơi để sẽ tổ chức lễ Giáng Sinh. Nhưng luôn luôn vào hôm trước ngày lễ người ta gọi để thông báo rằng chúng tôi không thể sử dụng nơi đó được nữa, vì có những chuyện như ‘ống nước bị vỡ... ’ ’”

Nhưng cuộc hội thảo ở Hong Kong cho thấy rằng Ki-Tô Giáo càng ngày càng thẩm thấu vào xã hội Trung Quốc nhiều hơn, mặc dù bị chính quyền theo dõi để dò xét. Có thể nói rằng tôn giáo này được coi như là một lực để tạo quân bình cho xã hội Trung Quốc mới - là nơi mà cơn nở rộ kinh tế đang dẫn tới một thứ đạo đức khác trong dân chúng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=72949&z=5

Thursday, January 24, 2008

Cãi cọ tại Toà Ðại sứ Ðốp chát về nhân quyền



Cãi cọ tại Toà Ðại sứ Ðốp chát về nhân quyền
Gửi vào Thứ Năm, 24 Tháng 1, 2008 bởi BanBienTap1

Cãi cọ tại Toà Ðại sứ
Ðốp chát về nhân quyền


Ðại sứ Lê Công Phụng
Hôm qua, tân đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã buộc phải tự vệ khi bị chất vấn về vấn đề nhân quyền tại đất nước ông ta, vẫn đang bị cai trị bởi ÐCSVN chuyên bỏ tù các đối thủ và đàn áp bất đồng chính kiến.

Ðại sứ Lê Công Phụng đã vịn vào “vấn đề da trắng - da đen ngày xưa” của Hoa Kỳ, như một thí dụ về con đường ngoằn ngoèo của quan hệ chủng tộc từ nô lệ đến phong trào dân quyền. Ông Phụng xin cho có thời gian để chính phủ của ông ta tìm ra đường lối nhằm giải quyết các bất đồng chính trị.

Ông ta hỏi các phóng viên, “Xin cho tôi biết là Hoa Kỳ đã tồn tại được bao lâu rồi?”

Ông Phụng nhắc nhở rằng quốc gia Việt Nam hiện thời chỉ mới có hơn 30 tuổi.

Vào tháng 12/1974, Bắc Việt đã xâm lăng miền Nam, vi phạm hiệp định hoà bình Paris ký vào tháng 1/1973. Ðến tháng 4/1975 thì Sài Gòn rơi vào tay quân Bắc Việt, và nước CHXHCN Việt Nam ra đời một năm sau đó.

“Tôi có thể bảo đảm rằng tình trạng nhân quyền đang được cải thiện. Vấn đề nhân quyền (hiện thời thì) tốt hơn trước đây”

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên danh sách coi Viêt Nam như một “nhà nước độc tài” với một quá trình về nhân quyền “không được hoàn hảo”. Nhà cầm quyền đã tước đoạt khỏi người dân cuả họ “những quyền lợi riêng tư và tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do đi lại và tự do lập hội”, theo một báo cáo mới đây cuả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

“Chúng tôi khác biệt về lối giải quyết và cách nhìn vấn đề”. Ông Phụng trả lời khi được hỏi về sự chỉ trích của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Ông Ðại sứ đã gặp phải sự chống đối về việc nhà nước Việt Nam đàn áp chính trị chỉ có 5 ngày sau khi đến Hoa Thịnh Ðốn cách đây 2 tháng, khi những người Mỹ gốc Việt biểu tình bên ngoài toà đại sứ.

Hôm Thứ Ba, TT Bush đã đưa ra vấn đề nhân quyền khi ông Phụng đến để trình uỷ nhiệm thư ngoại giao tại Tòa Bạch Ốc.

Nhưng ông Phụng lại chỉ chú tâm về việc ông ta và TT Bush phần lớn chỉ trao đổi về mối quan hệ mới mẻ giữa hai kẻ cựu thù.

“Chúng ta có lúc lên lúc xuống. Chúng ta đã có một cuộc chiến, bây giờ chúng ta đang chuyển sang một quan hệ đối tác. Ðó là điều TT Bush nói với tôi”.

Theo ông Phụng nói thì Viêt Nam bây giờ hiện có quan hệ ngoại giao với gần tất cả các quốc gia, và nền kinh tế tăng trưởng hơn 8.5 phần trăm một năm. Ông đại sứ cũng đưa ra một sân chơi mạnh mẽ cho giới đầu tư Hoa Kỳ và hứa hẹn rằng Việt Nam sẽ đào tạo các chuyên gia để làm việc cho các hãng Hoa Kỳ

“Chúng ta có nhiều khác biệt … và chúng ta phải khắc phục những khác biệt này”, ông Phụng nói thêm, “Nhưng chúng tôi có một câu nói tại Việt Nam: Cố làm cho cái khó khăn lớn thành cái khó khăn nhỏ. Cố làm cho cái khó khăn khỏ thành không có khó khăn nào”


Embassy Row
Human rights retort

The new ambassador from Vietnam grew defensive yesterday when asked about human rights in his country, which is still dominated by a Communist Party that jails opponents and represses dissent.

Ambassador Le Cong Phung referred to the "old days of the black-white issue" in the United States, a reference to the tortuous path of race relations from slavery to the civil rights movement. He appealed for time for his own government to develop ways to deal with political disputes.

"Tell me," he asked reporters at the Vietnamese Embassy, "how long has the United States existed?"

Mr. Phung noted that the current nation of Vietnam is a little more than 30 years old. In December 1974, North Vietnam invaded South Vietnam in violation of the Paris peace accords signed in January 1973. By April 1975, Saigon fell to North Vietnamese troops, and the Socialist Republic of Vietnam was born a year later.

"I can assure you human rights are improving," he insisted. "Human rights are better than in the past."

The State Department, however, lists Vietnam as an "authoritarian state" with an "unsatisfactory" human rights record. The government denies its citizens "privacy rights and freedom of speech, press, assembly, movement and association," the department said in its latest human rights report on Vietnam.

"We differ in how we approach the problem and how we see the problem," Mr. Phung said of U.S. criticism of Vietnam's human rights record.

The ambassador encountered opposition to Vietnam's political repression five days after arriving in Washington two months ago, when Vietnamese-Americans protested outside the embassy.

On Tuesday, President Bush pressed the issue when Mr. Phung presented his diplomatic credentials at the White House.

However, Mr. Phung emphasized he and Mr. Bush mostly talked about the new relationship between the two former enemies.

"We have had ups and downs. We had a war, now we are turning into a partnership. That's what the president told me," Mr. Phung said.

Vietnam now has diplomatic relations with nearly all countries, and its economy is growing by more than 8.5 percent a year, he said. The ambassador also made a strong pitch for U.S. investment and promised that Vietnam will educate trained professionals to work for American firms.

"We have differences ... and we have to tackle the differences," he added. "But we have a saying in Vietnam: Try to make a big problem into a small one. Try to make a small problem into no problem."

http://washingtontimes.com/article/20080124/FOREIGN02/73882547/1008

Thursday, January 17, 2008

DB Mỹ đề nghị Nobel Hòa Bình cho HT Thích Quảng Ðộ

DB Mỹ đề nghị Nobel Hòa Bình cho HT Thích Quảng Ðộ
Wednesday, January 16, 2008

WASHINGTON DC 16-1 (NV).- Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, viện trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được một số dân biểu liên bang Hoa Kỳ đề nghị giải thưởng Nobel Hòa Bình cho năm nay.

“Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, một người cầm bút nổi tiếng và là viện trưởng Viện Hóa Ðạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã dành trọn đời ông để đấu tranh cho công lý, hòa bình và nhân quyền tại Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh cho quyền làm người của đồng bào, ông đã hy sinh sự an toàn và tự do của cá nhân mình, bị quản chế suốt 30 năm vì đã cổ võ cho dân chủ và nhân quyền. Ngày nay, ông đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, bị từ chối quyền tự do đi lại cũng như quyền tự do thông tin.”

Bản tin phổ biến từ văn phòng Dân Biểu Ed Royce, đơn vị Quận Cam California cho hay như vậy hôm Thứ Tư 16 tháng 1, 2008 về việc ông và hai dân biểu khác đồng đề nghị giải Nobel Hòa Bình 2008 cho Hòa Thượng Quảng Ðộ.

Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, năm nay 80 tuổi, từng được nhiều dân biểu Hoa Kỳ và Quốc Hội Âu Châu đề nghị giải Hòa Bình Nobel trước đây. Năm nay ngài lại được đề nghị trở lại.

Năm 2006, ngài được tổ chức Rafto Foundation ở Na Uy trao tặng giải thưởng cao quí của tổ chức này để vinh danh công cuộc đấu tranh kiên trì suốt nhiều chục năm cho tự do tôn giáo và nhân quyền bất chấp mọi trở lực và đàn áp của nhà cầm quyền CSVN.

Nhiều nhân vật quốc tế từng được giải nhân quyền Rafto trước khi được trao tặng giải Nobel Hòa Bình.

Khi tổ chức Rafto Foundation loan báo trao giải thưởng nhân quyền cho Hòa Thượng Quảng Ðộ, nhà cầm quyền Việt Nam đã mở một chiến dịch đả kích kịch liệt.

Năm ngoái, ngài cầm đầu một phái đoàn đến phát tiền cứu trợ cho các gia đình nông dân về Sài Gòn khiếu kiện đất đai tài sản bị nhà nước Việt Nam tịch thu và đền bù tượng trưng khiến họ trở thành tay trắng, hệ thống thông tin tuyên truyền của chế độ cũng mở chiến dịch bôi nhọ ngài.

“Chúng tôi tin rằng HòaThượng Thích Quảng Ðộ là ứng viên xứng đáng nhất cho giải thưởng Nobel Hòa Bình. Trao tặng ngài giải thưởng không những vinh danh một nhân vật can đảm vận động cho hòa bình, mà đồng thời còn xác nhận cuộc đấu tranh thầm lặng của những người đã liều mạng sống hàng ngày cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam và các nơi khác.” Bức thư của Dân Biểu Ed Royce viết.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=72479&z=2

Wednesday, January 9, 2008

2007 REPORT ON HUMAN RIGHTS IN VIETNAM

2007 REPORT ON HUMAN RIGHTS IN VIETNAM

Hanoi January 5, 2008

THE COMMITTEE FOR HUMAN RIGHTS IN VIETNAM

P.O BOX 648 BƯU ĐIỆN BỜ HỒ, HÀ NỘI, VIỆT NAM

Email: humanrightsvn@gmail.com

www.humanrightsvn.blogspot.com

http://uybannhanquyenvietnam.blogspot.com

Political situation

2007 was still a dark year concerning human rights, the worst in 20 years based on a Human Rights Watch evaluation. Oppression against democracy and human rights activists continued to be carried out by the communist dictators, contrary to their daily deceitful propaganda. An example of their human rights negligence was the election of the National Assembly on 5-20-2007 with elected members being mostly communist cadres.

The authorities kept maintaining anti-constitutional Article 4 of the Constitution just to stay in power. Whereas the national economy progessed at 8.4% in 2007, inflation was 12.63%, even up to 15.5% at the end of the year, causing most people’s standard of living to lower significantly. Vietnam became a UN Security Council non-permanent member for 2008-2009, yet it has shown itself a shameful servant of Red China.regarding Vietnam’s integrity .

Workers issue

Tens of thousands of workers went on strike to demand amelioration of working conditions and salaries against rising inflation. 387 cases took place, most of which occurred in factories owned by foreigners. As a result, a number of state-owned companies were prohibited from going on strike by the government.

Freedoms of speech, thought, press and use of Internet

Early in February, directive No 06-CT/TW was issued to force the whole people to follow the so-called Ho Chi Minh’s moral examples for 5 years, mainly to prohibit government employees, except high ranking officials, from having contact with foreign press agencies. It was preceded by directive 37CP which permitted no private press to exist. In addition, several state-owned press editors were fired for having ‘gone astray’. Moreover, 3 press control offices will be set up in 2008 to restrict the freedom of press furthermore.

In October, the ‘Intellasia.com’ website was ordered closed to deny the public’s access to democracy information.

Democracy movement and oppositon suppression

Government suppression increased tremendously in 2007 with up to hundreds of dissidents detained without prospect of being tried in courts, except for a minimal number undergoing some kind of unlawful court proceedings in public or being released for long detention. Typically, democracy activist Nguyễn Phương Anh was brutally treated by the police in October, followed by similar cases during the final trial of lawyers Nguyễn Văn Đài and Lê Thị Công Nhân and the arrestation of many Viet Tan party members in November. Other known democracy activists such as Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, Vi Đức Hối, and Du Lam Tân Vĩnh Phát were constantly harrassed by the communist authorities.

In spite of these intolerances by the government, the democracy movement kept developing, evidenced by the awarding of 11 democracy activists by famous international organizations, including 8 by the Human Rights Watch and 3 by the Vietnam Human Rights Network.

Freedoms of association, demonstration

Thousands of demonstrations were held by peasants to protest the illegal acquisition of private land in South Vietnam by communists, and all of them were ruthlessly crushed by the local police. Besides, hundreds of youngsters in Hanoi and Saigon gathered in front of diplomatic offices of Red China to loudly and legitimately protest against its occupation of Vietnam's Paracel and Spratley archipelagoes

Freedom of religion

Religions, especially the Vietnam Unified Buddhist Church, continued to be harrassed and suppressed by the communist authorities. In July, 13 minority faithfuls of the Protestant Church in Central Highlands were severely sentenced, followed by the detention of six pastors in November.

In Hanoi, over 5,000 Christians met in front of a former building owned by the Church to demand the government to stop its illegal decade-long occupation of the structure and return it to its legitimate owner.

Prisons and ill-treatment

Lawyer Bùi Kim Thành, released in July, was treated during her detention like a mental patient with toxic medication, causing her health to deteriorate dangerously. Likewise, writer Trần Khải Thanh Thủy was reported in October to have been poisoned in her prison cell. Lawyer Lê Thị Công Nhân, a political dissident, was kept together with criminals who, according to her mother during her most recent visit, abused her orally for her courageous democracy activities. Lawyer Nguyễn Văn Đài, also a political dissident, suffered almost the same treatment. Other political prisoners shared similar fate too.

The voice of world opinions

The ‘Reporters without Borders’ denounced Hanoi in September of re-using its barbaric ‘people’s court’ of the Land Reform era 50 years ago against democracy activists, contrary to modern international human rights standards.

The whole world has unanimously voiced up its strong protest against the communist authorities in Hanoi, demanding them to release all political and conscientious prisoners. It is also reconsidering to put Vietnam back on the list of “Countries of Particular Concern”.



http://www.doi-thoai.com/baimoi0108_090.html