Saturday, May 26, 2007

Hoa Kỳ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền

Hoa Kỳ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền
Friday, May 25, 2007

GENEVA, Thụy Sĩ (AP) - Hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Năm, một điều tra viên Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống khủng bố và chỉ trích các phương pháp thẩm vấn và việc sử dụng các ủy ban quân sự để xét xử thường dân.

Ông Martin Scheinin, người Phần Lan, cũng nói một vài luật lệ của Hoa Kỳ được ban hành sau những vụ tấn công 11 Tháng Chín 2001 đã phá hoại các quyền tự do dân sự. Ông viện dẫn các đạo luật như Ðạo Luật Ái Quốc, Ðạo Luật Ðối Xử với Tù Nhân và Ðạo Luật Ủy Ban Quân Sự.

“Thật đáng tiếc khi một số các cơ chế quan trọng để bảo vệ nhân quyền đã bị hủy bỏ hoặc lu mờ theo luật lệ và lề lối hành động sau các biến cố 11 Tháng Chín,” ông Scheinin nói trong một báo cáo sơ khởi được soạn thảo sau cuộc họp với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các viên chức tư pháp và an ninh.

Một báo cáo chung cuộc sẽ được trình bày trước Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc gồm 47 nước thành viên, có trụ sở tại Geneva, vào cuối năm nay.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Geneva đã bày tỏ bất mãn với báo cáo, nói những chỉ trích không công bằng và quá giản lược. Tòa đại sứ nói báo cáo đã bỏ qua cơ hội đào sâu cuộc thảo luận giữa các quốc gia dân chủ về chuyện làm thế nào để đối phó tốt nhất với các nhóm khủng bố võ trang.

Ðạo Luật Ủy Ban Quân Sự năm 2006 thiết lập các quy tắc để xét xử các nghi can khủng bố bị cầm giữ tại trại tù của Hoa Kỳ ở Vịnh Guantanamo, Cuba.

Ông Scheinin nói các tòa án “đặt ra những lo ngại nghiêm trọng về nhân quyền, kể cả vấn đề thẩm quyền và thành phần của các ủy ban quân sự, tiềm năng sử dụng bằng chứng được thu thập qua sự ép buộc, và tiềm năng áp đặt các án tử hình.”

Ông Scheinin lên án các phương pháp thẩm vấn như tước đoạt giấc ngủ, buộc các tù nhân giữ các tư thế căng kéo và bắt họ chịu đựng những nhiệt độ quá đáng, nói rằng những hành động đó chẳng khác gì tra tấn hoặc là sự đối xử vô nhân đạo mà luật quốc tế coi như bất hợp pháp.

Các viên chức Hoa Kỳ đã liên tiếp phủ nhận việc tra tấn các tù nhân. (n.n.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60262&z=4

Tuesday, May 22, 2007

Công Ước Quốc Tến về những quyền Dân Sự và Chính Trị (1966 )

Công Ước Quốc Tế
về những quyền Dân Sự và Chính Trị (1966 )


Lời Mở Ðầu

Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này :

Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.

Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được hành sử những quyền dân sự và chính trị cũng như được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền dân sự và chính trị cũng như những kinh tế, xã hội và văn hóa.

Xét rằng nghĩa vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.

Nhận định rằng con người có nghĩa vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này,

Ðồng chấp thuận những điều khoản sau đây :



Phần I

Ðiều 1:

1) Các dân tộc điều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

2) Ðể đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của người dân không thể bị tước đoạt.

3) Các quốc gia hội viên ký Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.



Phần II

Ðiều 2:

1) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được ghi trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

2) Trong trường hợp những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này chưa được qui định thành văn trong luật pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết sẽ ban hành các đạo luật theo thủ tục lập pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ước để các quyền này có hiệu lực.

3) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết này:

a) Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay được bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị vi phạm, dù rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền,

b) Bảo đảm cho nạn nhân được quyền khiếu nại tại các tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia, hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án,

c) Bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền phải thi hành ngiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đã tuyên bố.

Ðiều 3 : Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành sử những quyền dân sự và chính trị ghi trong Công Ước.

Ðiều 4

1) Trong khi tuyên bố tình trạng khẩn trương công cộng vì lý do quốc gia bị đe dọa, các quốc gia hội viên ký Công Ước này có thể ban hành một số biện pháp đình chỉ thi hành các nghĩa vụ của quốc gia ấn định trong Công Ước này. Tuy nhiên những biện pháp này phải có tính cách thật cần thiết vì nhu cầu của tình thế, và không vi phạm các nghĩa vụ của các quốc gia phát sinh từ luật pháp quốc tế, và cũng không được dùng để kỳ thị chủng tộc, màu da, nam nữ, tôn giáo, hay nguồn gốc xã hội.

2) Trong mọi trường hợp những quyền dân sự và chính trị ghi trong các điều 6, 7, 8 ( khoản 1 và 2) và trong các điều 11, 15, 16, 18 của Công Ước không thể bị đình chỉ thi hành.

3) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải lập tức thông báo qua vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho các quốc gia hội viên kết ước khác hay biết những điều khoản nào trong Công Ước bị đình chỉ thi hành và vì lý do gì. Ngay sau khi chấm dứt tình trạng khẩn trương công cộng, họ cũng phải thông báo theo thủ tục nói trên.

Ðiều 5 :

1) Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoảng trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặt để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.

2) Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền cơ bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền cơ bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.



Phần III

Ðiều 6 :

1) Mọi người đều có quyền sống. Ðây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.

2) Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, tòa án chỉ được tuyên án tử hình với những tội hình sự nghiêm trọng nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.

3) Ðiều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghĩa vụ ghi trong Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội diệt chủng.

4) Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.

5) Án tử hình không được tuyên án đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai.

6) Ðiều luật này không thể được viện dẫn để trì hoãn hay ngăn cản việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này.

Ðiều 7 : Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Ðặc biệt là, nếu không có sự ưng thuận tự do của đương sự, không ai có thể bị dùng vào những cuộc thí nghiệm y học hay khoa học.

Ðiều 8 :

1) Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn bán nô lệ đều bị cấm chỉ.

2) Không ai có thể bị bắt làm nô dịch.

3)

a) Không ai có thể bị cưỡng bách lao động.

b) Khoản 3(a) nói trên không được áp dụng tại các quốc gia trong đó luật pháp cho phép tòa án có thẩm quyền tuyên án khổ sai.

c) Trong phạm vi khoản này, không được coi là "lao động cưỡng bách”:

i) Ngoài trường hợp nêu ở khoản (b) trên đây, những công tác hay dịch vụ mà các tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ chiếu theo một bản án hợp pháp của tòa án, hay phải làm trong thời gian được phóng thích có điều kiện.

ii) Nghĩa vụ quân sự, hay nghĩa vụ quốc gia áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm.

iii) Nghĩa vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe dọa đời sống hay sự an lạc của cộng đồng.

iv) Nghĩa vụ dân sự thông thường.

Ðiều 9 :

1) Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.

2) Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thì thông báo về lý do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc.

3) Bị cáo bị bắt giữ hay giam cầm về một tội hình sự phải được dẫn giải không chậm trễ tới một vị thẩm phán (hay một viên chức có thẩm quyền tư pháp theo luật), để được xét xử trong một thời hạn hợp lý hay được phóng thích. Theo thông lệ, không nhất thiết phải câu lưu bị cáo trước ngày tòa xử. Tuy nhiên để bảo đảm sự hiện diện của bị cáo trong phiên xử hay trong các giai đoạn thẩm vấn, và để thi hành bản án, nếu cần, sự phóng thích tạm bị cáo đòi hỏi phải có bảo đảm.

4) Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu tòa án thụ lý không chậm trễ về tính hợp pháp của sự giam giữ, và được phóng thích nếu sự giam giữ được xem là bất hợp pháp.

5) Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố đòi bồi thường thiệt hại.

Ðiều 10 :

1) Những người mất tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.

2)

a) Ngoại trừ những trường hợp đặt biệt, các bị cáo chưa được xét xử phải được giam giữ cách biệt với những người đã can án và phải được đối xử theo quy chế những người không can án.

b) Các bị cáo thiếu nhi phải được giam giữ cách biệt với người lớn và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất.

c) Chế độ lao tù phải đặt trọng tâm vào việc cải huấn tù nhân, tạo cho họ cơ hội cải hóa và hội nhập vào đời sống xã hội. Các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, và phải được đối xử tùy theo tuổi tác và tình trạng pháp lý của chúng.

Ðiều 11 : không ai có thể bị giam giữ chỉ vì không có khả năng thi hàng một nghĩa vụ khế ước.

Ðiều 12 :

1) Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ.

2) Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của mình.

3) Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.

4) Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

Ðiều 13 : Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lãnh thổ các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này chỉ có thể bị trục xuất do một quyết định hợp pháp. Trừ trường hợp có lý cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trục xuất có quyền trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và có quyền nhờ người biện hộ nạp đơn xin tái xét hồ sơ trục xuất tại các cơ quan hay người đại diện cơ quan có thẩm quyền.

Ðiều 14 :

1) Mọi người đều bình đẳng trước tòa án. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Báo chí và công chúng có thể không được tham dự một phần hay toàn thể phiên xử, vì nhu cầu đạo lý, trật tự công cộng hay an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hay dể bảo vệ đời sống riêng tư của các đương sự tranh tụng, hay, trong những trường hợp thật cần thiết, khi tòa án quyết định rằng xét xử công khai sẽ làm thiệt hại quyền lợi của công lý, tuy nhiên các bản án hình sự và các bản án khác phải được tuyên đọc công khai trước tòa, ngoại trừ trường hợp để bảo vệ quyền lợi của thiếu nhi hay của gia đình trong những vụ tranh tụng về hôn nhân hay về việc giám hộ các con.

2) Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật.

3) Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây :

a) Ðược tức thì thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết bằng ngôn ngữ mà họ thông hiểu.

b) Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và được quyền liên lạc với luật sư do mình lựa chọn.

c) Ðược xét xử mau chóng, không diên trì quá đáng.

d) Ðược hiện diện trong phiên xử để tự biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ do mình lựa chọn; được thông báo về quyền này trong trường hợp tự biện hộ; và được quyền có luật sư biện hộ miễn phí vì nhu cầu công lý nếu bị cáo không có phương tiện mướn luật sư.

e) Ðược đối chất với các nhân chứng buộc tội và được quyền đòi nhân chứng và chất vấn các nhân chứng gỡ tội cho mình, theo cùng một thủ tục.

f) Ðược quyền có thông dịch viên miễn phí, nếu bị cáo không nói hay không hiểu ngôn ngữ của tòa.

g) Ðược quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.

4) Trong các vụ án thiếu nhi, thủ tục xét xử phải căn cứ vào tuổi tác của các bị cáo và hướng về mục tiêu cải huấn can phạm.

5) Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên tòa trên thủ tục luật định.

6) Trong trường hợp bị cáo bị tuyên hình phạt chung thẩm và sau này bản án bị tiêu hủy hay đương sự được ân xá vì có sự kiện mới phát giác cho biết bị cáo đã bị phạt oan uổng, người bị kết án có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo luật, trừ phi có bằng chứng cho biết, sở dĩ sự kiện mới này không được phát giác trong thời gian xử án, một phần hay hoàn toàn tại vì bị cáo.

7) Không ai có thể bị tái thẩm hay bị tuyên phạt một lần nữa về một tội trạng đã được tòa án phán xử chung thẩm bằng cách tuyên phạt hay tha bổng, chiếu theo luật pháp và thủ tục hình sự hiện hành.

Ðiều 15 :

1) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay quốc tế áp dụng hồi đó; mà cũng không bị tuyên cáo một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp. Tuy nhiên bị cáo được quyền hưởng hình phạt khoan hồng hơn chiếu theo luật mới ban hành sau ngày phạm pháp.

2) Ðiều luật này không có tác dụng ngăn cản việc xét xử hay tuyên phạt một bị cáo vì đã làm hay không làm những hành vi cấu thành tội hình sự chiếu theo những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia trong thời gian đương sự phạm pháp.

Ðiều 16 : Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

Ðiều 17 :

1) Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.

2) Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Ðiều 18 :

1) Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

2) Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.

3) Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.

4) Các quốc gia hội viên ký Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

Ðiều 19 :

1) Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2) Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

3) Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

a/ Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Ðiều 20 :

1) Mọi hình thức tuyên truyền, cổ võ chiến tranh phải bị luật pháp cấm chỉ.

2) Mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia hay các tôn giáo phải bị luật pháp cấm chỉ.

Ðiều 21 : Quyền hội họp có tính cách hòa bình phải được thừa nhận. Việc hành sử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.

Ðiều 22 :

1) Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

2) Việc hành sử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Ðiều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành sử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.

3) Ðiều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Ðộng Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Ðộng Quốc Tế.

Ðiều 23 :

1) Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.

2) Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia đình.

3) Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận hoàn toàn tự do của những người kết hôn.

4) Các quốc gia hội viên ký kết công ước này phải ban hành những biện pháp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú, cũng như khi ly hôn. Trong trườg hợp ly hôn phải quy định những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các con.

Ðiều 24 :

1) Không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản hay dòng dõi, các trẻ em, với tư cách vị thành niên, phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo vệ.

2) Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi sinh, và được đặt tên họ.

3) Trẻ em có quyền thủ đắc quốc tịch.

Ðiều 25 :

1) Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội :

a/ Ðược tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.

b/ Ðược bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.

c/ Ðược quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

Ðiều 26 : Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.

Ðiều 27 : Ðối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cùng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hóa riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
http://www.phusa.info/

11 Tháng 5 – Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam



11 Tháng 5 – Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam
Ngày tháng: 21/05/2007

LS Nguyễn Hữu Thống
Cố Vấn Sáng Lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Tháng 5-2007

Hình (KQN Images / Vietnam Review): Luật sư Nguyễn Hữu Thống

“… chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này …”

Mùa Xuân 1945, 50 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Mục đích để duy trì hoà bình cho các quốc gia, tránh một trận thế chiến thứ ba, chiến tranh nguyên tử toàn diện và toàn diệt. Để đạt mục tiêu này Liên Hiệp Quốc chủ trương hợp tác, hoà giải và hữu nghị giữa các quốc gia, và tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho con người.

Ba năm sau, ngày 12-10-1948, tại Paris, Liên Hiệp Quốc ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Sở dĩ Liên Hiệp Quốc chọn Paris là vì, cũng tại nơi này năm 1789, các nhà cách mạng dân quyền Pháp đã công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền:

“Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và tiếp tục được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Mục đích của sự thành lập quốc gia là để thiết lập các cơ chế nhằm bảo đảm cho người dân những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền. Quốc gia chỉ được coi là có hiến pháp, nếu có quy định tam quyền phân lập giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời quy định sự tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho người dân”.

Tuyên Ngôn còn cảnh giác nhân loại rằng: “Sự phủ nhận, khinh miệt hay lãng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho người dân và sa đọa cho chính quyền”.

Trước đó 13 năm, năm 1776, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã công bố Tuyên Ngôn Độc Lập xác nhận việc mọi người sinh ra bình đẳng là một chân lý hiển nhiên, và nhân quyền là những quyền bẩm sinh, bất khả xâm phạm do Tạo Hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Cũng như Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền 1789, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 dành cho người dân quyền đối kháng bạo quyền: “Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của con người”.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 cũng thừa nhận quyền đối kháng bạo quyền như một hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ, để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền.”

Để kỷ niệm ngày ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được gọi là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Năm 1994, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung lấy ngày 11 tháng 5 mỗi năm là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Nghị Quyết này đã được Tổng Thống Hoa Kỳ phê chuẩn và ban hành để trở thành Luật Công Pháp ngày 25-5-1994 (số 103-258), với nội dung chủ yếu như sau:
“Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu Chính Phủ Hà Nội:
1. Phóng thích tất cả các tù nhân chính trị.
2. Bảo đảm cho nhân dân Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt tín ngưỡng, chính kiến, hay đoàn thể trong quá khứ.
3. Phục hồi các nhân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại và tự do lập hội.
4. Bãi bỏ chế độ độc đảng.
5. Công bố một phương án và lịch trình tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để nhân dân Việt Nam được hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết”.
Về mặt quốc tế, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của các dân tộc được đứng lên đấu tranh giành độc lập cho quốc gia.

Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do lựa chọn các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó.

DÂN TỘC TỰ QUYẾT: GIÀNH ĐỘC LẬP CHO QUỐC GIA

Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Hội Quốc Liên, tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công bố quyền Dân Tộc Tự Quyết khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa. Tuân hành khuyến cáo này, năm 1919 Đế Quốc Anh trả độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á. Năm 1934 Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành một đạo luật thừa nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị từ 1935. Trong đạo luật này Hoa Kỳ cam kết sẽ trả độc lập cho Phi Luật Tân sau 10 năm tự trị, nhằm đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7, 1945. Tuy nhiên, tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương chưa kết thúc nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4 tháng 7, 1946, trễ 1 năm vì lý do chiến cuộc.

Trong Thế Chiến II, năm 1941, Hoa Kỳ triệu tập hội nghị các quốc gia đồng minh tại Newfoundland (Canada) để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương, theo đó, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, các Đế Quốc Tây Phương cam kết sẽ giải phóng các thuộc địa Á Phi khi chiến tranh kết thúc. Điều cam kết này trong Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 đã được tái xác nhận trong Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc công bố tại Hoa Thịnh Đốn năm 1942.

Một tháng trước khi Đức Quốc Xã buông súng quy hàng, tháng 4-1945, 50 Quốc Gia Đồng Minh họp Hội Nghị San Francicsco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương tuyên dương Nhân Quyền, đặc biệt là quyền Dân Tộc Tự Quyết. Và chiếu Điều 56 Hiến Chương, các quốc gia hội viên, trong đó có các Đế Quốc Tây Phương, cam kết sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc để thực hiện những mục tiêu ghi trong Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương.

Trung thành với những lời cam kết trong Hiến Chương Đại Tây Dương (1941), Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc (1942) và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), chỉ trong vòng 3 năm, từ 1946 đến 1949, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Anh, Pháp, Mỹ, Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu:
1. Độc lập năm 1946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Syrie và Liban thuộc Pháp.
2. Độc lập năm 1947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.
3. Độc lập năm 1948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh.
4. Độc lập năm 1949: Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao thuộc Pháp; và Nam Dương thuộc Hoà Lan.
Kinh nghiệm lịch sử cho biết những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc công khai, ôn hoà, không bạo động và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia.

Nếu năm 1949 đánh dấu sự giải thể chế độ thuộc địa Tây Phương tại Á Châu, thì đó cũng là năm phe Quốc Tế Cộng Sản bành trướng tại Lục Địa Trung Hoa, đồng thời thiết lập Bức Màn Sắt tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Anbani, Bungari và Rumani.

Sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa và thành lập Khối Minh Ước Vácsôvi năm 1949, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là thôn tính hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.

Tại Việt Nam, Chiến Tranh Việt-Pháp bùng nổ năm 1946 đã mở rộng từ 1949. Qua năm sau, với sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc, Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn. Từ đó chiến tranh võ trang bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Đây không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc mà là chiến tranh ý thức hệ giữa hai khối Cộng Sản và Dân Chủ. Trong những năm 1953 và 1954, hai phe đã ký các Hiệp Định Đình Chiến tại Bàn Môn Điếm và Geneve. Trong khi tại Triều Tiên, từ hơn nửa thế kỷ nay, hai phe vẫn án binh bất động và chung sống hoà bình, thì tại Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giảo hoạt ngụy trang chiến tranh ý thức hệ dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, và đã thiết lập trong vùng quốc gia những tổ chức ngoại vi như Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ v...v.... Bằng tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản đã du mị và lường gạt được dư luận quốc tế và một số người Việt quốc gia tại Miền Nam để cưỡng chiếm phần đất này và thiết lập chế độ độc tài vô sản từ 1975.

Tại vùng Nam Á, Chiến Tranh A Phú Hãn cũng bộc phát trong thập niên 1970. Do sự quyết tâm của phe Dân Chủ, đặc biệt với cuộc thi đua võ trang trong Chiến Tranh Tinh Cầu (Star-War), trong thập niên 1980, phe Cộng Sản lâm vào bước thoái trào. Từ 1985 Liên Xô không còn chủ trương thống trị Khối Minh Ước Vácsôvi. Với mặt trận truyền thông, thông tin và truyền bá sự thật, người dân Đông Âu đã ý thức tính độc tài, phi nhân, phản dân tộc và phản tiến hóa của chế độ vô sản chuyên chính. Từ 1953, sau cái chết của Staline, người dân Đông Âu đã dũng cảm đứng lên đấu tranh công khai, ôn hoà, bất bạo động đòi Dân Tộc Tự Quyết để giải thể chế độ Cộng Sản và xây dựng chế độ Dân Chủ. Kết quả là chỉ trong vòng hai năm, từ 1989 đến 1991, chế độ độc tài Cộng Sản đã vĩnh viễn cáo chung tại 7 nước thuộc Bức Màn Sắt Đông Âu, và 15 nước tại Liên Bang Xô Viết. Hậu quả dây chuyền là sự giải thể Cộng Sản tại một số quốc gia Á Phi như A Phú Hãn, Mông Cổ, Cao Miên, Angola, Mozambique, Ethiopia v... v...

DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO HOA KỲ

Từ hơn 200 năm trước, nhân dân Hoa Kỳ đã ý thức và hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết, và đã dũng cảm đứng lên giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia, đồng thời đề xướng và phát huy nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.

Đọc lại lịch sử Hoa Kỳ cách đây hơn 230 năm, chúng ta thấy tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Hoa Kỳ ngày đó cũng tương tự như tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Việt Nam hôm nay. Ngày nay, có thể nói, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 không còn là của riêng Hoa Kỳ, mà của cả nhân loại:

“Chúng ta ghi nhận sự thật hiển nhiên theo đó Con Người sinh ra Bình Đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng như Quyền Sống, Quyền Tự Do và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc. Để thực thi những quyền này, xã hội thiết lập chính quyền xây dựng trên sự đồng thuận của Quốc Dân.

Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm An Ninh và Hạnh Phúc của Con Người.

Lịch sử đã từng chứng minh rằng nhân lọai thường muốn nhẫn nhục chịu đựng hơn là muốn đấu tranh giải thể các chế độ đã thiết lập từ lâu. Tuy nhiên, với thời gian, nếu chính quyền vẫn ngoan cố tiếm đoạt lạm quyền để xiết chặt guồng máy thống trị bạo tàn bằng chế độ chuyên chính tuyệt đối, Quốc Dân có quyền và có nghĩa vụ đứng lên lật đổ chính quyền để giành lại những bảo đảm cho cuộc sống tương lai.

Trải qua bao nhiêu giai đoạn đàn áp, chúng ta đã thỉnh cầu chính quyền cải tổ bằng những lời lẽ nhu hoà nhất. Vậy mà bao nhiêu thỉnh nguyện kế tiếp của chúng ta chỉ được trả lời bằng những thóa mạ thường xuyên. Chính quyền này đã biểu lộ cá tính của một bạo quyền. Nó không còn xứng đáng lãnh đạo một Dân Tộc Tự Do...”

DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO VIỆT NAM.

Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Paris, Luật Sư Tiến Sĩ Phan Văn Trường, nhân danh Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, đã hướng dẫn Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đến yết kiến Tổng Thống Wilson để đệ trình Thỉnh Nguyện Thư 8 Điểm của Dân Tộc Việt Nam chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết:

“Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh [1918] các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai do những cam kết minh thị và trang trọng của các Cường Quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc chiến đấu vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống lại Dã Man.

Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên Mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.

Trong khi chờ đợi nguyên tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế, đồng thời với việc thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, dân tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý cũng như Chính Phủ Pháp khả kính những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:
1. Ban hành Đại Xá chính trị phạm.
2. Thiết lập Chế Độ Pháp Trị thay thế chế độ cai trị bằng nghị định.
3. Cải thiện Chế Độ Tư Pháp và ban hành những bảo đảm về quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật giữa người Việt Nam và người Âu Châu. Bãi bỏ hệ thống toà án đặc biệt là công cụ đàn áp và khủng bố những thành phần lương thiện nhất của dân tộc Việt Nam.
4. Ban hành Tự Do Báo Chí và Tự Do Ngôn Luận.
5. Ban hành Tự Do Hội Họp và Tự Do Lập Hội.
6. Ban hành Tự Do Di Trú và Tự Do Xuất Ngoại.
7. Ban hành Tự Do Giáo Dục.
8. Thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử của người Việt Nam bên cạnh Quốc Hội Pháp để đạo đạt lên Quốc Hội những nguyện vọng của người Việt Nam”....
Thỉnh Nguyện Thư ký tên Nguyễn Ái Quốc, đại diện Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của nhóm “Ngũ Long”: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Năm 1920 Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đây là một sự tiếm danh và mạo nhận tư cách theo chính sách cố hữu của Hồ Chí Minh: Lấy tổ chức của địch làm tổ chức của mình, lấy danh hiệu của người khác làm tên của mình.

DÂN TỘC TỰ QUYẾT: QUYỀN ĐỐI KHÁNG BẠO QUYỀN

Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp công nhận cho người dân quyền Dân Tộc Tự Quyết biểu hiện trong quyền đối kháng bạo quyền.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng thừa nhận quyền đối kháng: ”Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền”.

Điều Thứ Nhất của hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1966 cũng thừa nhận Dân Tộc Tự Quyết là một quyền thiết yếu phải được hành sử đồng thời với 26 quyền tự do cơ bản của người dân.

Theo Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền “ý nguyện của người dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia. Ý nguyện này phải được biểu lộ trung thực trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng, theo từng định kỳ và theo thể thức đầu phiếu phổ thông và kín”. Như vậy chủ quyền quốc gia phát sinh từ ý chí của nhân dân.
Hiến Pháp 1992 cũng ghi nhận điều đó:

Điều 2: “Nhà nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. (Chứ không thuộc về một đảng độc tôn là Đảng Cộng Sản).

Điều 6: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. (Chứ không phải là sản phẩm và công cụ của Đảng Cộng Sản. Quốc Hội của nhân dân phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ đại nghị hay dân chủ pháp trị chứ không theo “nguyên tắc tập trung dân chủ”).

Điều 52: ”Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” (Do đó không được phân biệt kỳ thị về sắc tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay đảng phái, nguồn gốc quốc gia, thành phần xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác, theo quy định của Điều 26 Công Ước Dân Sự Chính Trị).

Điều 54: “Công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội”. (Do đó Nhà Nước không được tước đoạt quyền tự do tuyển cử của người dân bằng cách ấn định những ngăn cản do hiệp thương của các mặt trận ngoại vi, hay do thanh lọc của địa phương. Vì cuộc đầu phiếu phải có tính phổ thông và kín, và đại biểu quốc hội có tư cách đại diện cho toàn dân chứ không cho một tổ chức hay một khu vực địa lý nào).

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 20-5 tới đây, con số ứng cử viên mệnh danh là “độc lập” chỉ có chừng 30 người kể cả một số đại diện của các giáo hội quốc doanh và một số con cháu các lãnh tụ Cộng Sản. Trong khi đó, số ứng cử viên của Đảng Cộng Sản lên tới gần 900 người. Như vậy tỉ lệ giữa những ứng cử viên ngoài Đảng và những ứng cử viên của Đảng Cộng Sản chỉ là 2% hay 3%. Đây là một nghịch lý hay một tỷ lệ nghịch. Vì số đảng viên Cộng Sản chỉ bằng 2% hay 3% dân số Việt Nam.

Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội phải dẹp bỏ chính sách “Đảng cử dân bầu” phản dân chủ, phản dân tộc. Nó đi trái với các Điều 2, 6, 52, 53 và 54 Hiến Pháp 1992 và cũng đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Trong chế độ độc tài, độc đảng, Đảng Cộng Sản đã tước đoạt của nhân dân quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử, là những quyền tự do chính trị thiết yếu để xây dựng một Chính Quyền của Dân, bởi Dân và vì Dân trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Những quyền tự do chính trị này có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được thực thi công bằng, đồng đều và đồng loạt trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Trong sinh hoạt chính trị hiện nay, các ứng cử viên thường do các chính đảng đưa ra để có cơ hội thực thi chính sách của đảng. Do đó muốn có tự do tuyển cử và dành cho người dân quyền tham gia chính quyền, nhà nước phải tôn trọng những quyền tự do lập đảng, tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại v...v....

Không gì buồn tẻ cho bằng một cuộc đua ngựa trong đó chỉ có một con ngựa đua. Và cũng không gì vô duyên cho bằng một cuộc bầu cử quốc hội trong đó Đảng Cộng Sản một mình một chợ độc quyền thao túng.

Trong điều kiện hiện tại, tẩy chay bầu cử là một phản kháng ôn hoà và một hành động hợp lý. Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính theo đó “Nhà nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ đề xướng, thực thi, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân”.

Chiếu Điều 2 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, với tư cách một quốc gia hội viên kết ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải ban hành luật pháp và tu chính hiến pháp theo tinh thần Công Ước.

Trong chiều hướng này, Hiến Pháp phải quy định quyền Tự Do Tư Tưởng và hủy bỏ nghĩa vụ cưỡng ép của cả dân tộc phải tuân theo “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Đồng thời phải tôn trọng quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật của người dân, không phân biệt chính kiến hay chính đảng, tôn trọng quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử bằng cách tu chính Hiến Pháp, xóa bỏ Điều 4 với câu “Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Trên bình diện luật pháp, không thể truy tố và kết án những người đối kháng công khai, ôn hoà, bất bạo động bằng những tội bịa đặt, giả tạo, như phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ v... v....

Có như vậy người dân mới thực sự được hành sử những quyền tự do chính trị như tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do ứng cử, tự do bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, đặc biệt là quyền đối kháng bạo quyền. Đây là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết, theo đó người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do ứng cử và bầu cử để lựa chọn những đại biểu của mình trong chính quyền nhằm thực thi chế độ đó

Những quyền này đã được nhân loại văn minh thừa nhận trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, đặc biệt là Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này để làm những hành vi nhằm tước đoạt hay hạn chế nhân quyền và những quyền tự do cơ bản đã được Luật Quốc Tế Nhân Quyền thừa nhận.

Đó là đường lối khả thi và hợp tình hợp lý nhất để xây dựng một quốc gia dân chủ tiến bộ với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=print&sid=6365

Xã Hội Dân Sự hay Xã Hội Công Dân?

Xã Hội Dân Sự hay Xã Hội Công Dân?
Ngày tháng: 15/05/2007

Đoàn Thanh Liêm
Westminster,15.05.2007

Như ta đã biết XHDS là một khu vực trong cái không gian xã hội (social space) cùng tồn tại song song với khu vực Nhà nứơc và khu vực Thị trừơng. Khái niệm XHDS tuy đã được một số học giả nêu ra đã lâu, nhưng mới chỉ được trình bày rõ ràng, mạch lạc trong vài ba chục năm gần đây, nhất là từ khi phong trào tranh đấu cho Dân quyền và Nhân quyền bộc phát và dành được thắng lợi từ thập niên 1960 trở đi với cao điểm là công cuộc tranh đấu chống nạn kỳ thị chủng tộc của người da đen ở Mỹ do Mục sư Luther King lãnh đạo.Tiếp đến là những thắng lợi của công cuộc tranh đấu Nhân quyền ở Đông Âu,ở Liên Xô khiền đưa đến sự sụp đổ của khối Xã Hội Chủ Nghĩa do Liên Xô lãnh đạo và rồi trong giai đọan tái kíến thiết xã hội thời kỳ hậu cộng sản, càng ngày người ta càng nhận ra cái nhu cầu cấp thiết là phải phục hồi va củng cố lại cái XHDS mà chế độ độc tài tòan trị đã làm cho thui chột đi để cho đảng Cộng sản một mình một chợ, làm mưa làm gió trên đất nước do họ cai trị. Từ thời Lénine khởi xướng ra chủ trương “Vô sản chuyên chính”, thì các đảng cộng sản đã dùng mọi thủ đọan để bóp nghẹt mọi tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo...nào mà không do chính họ điều động, chỉ huy. Hệ quả là họ đã triệt tiêu hết tòan bộ cái nền móng văn hóa đạo đức, tâm linh vốn là rường cột ngàn đời của xã hội.

Trong mấy tháng gần đây, tác giả bài viết này đã có dịp trình bày nhiều khía cạnh của XHDS trong một số bài đã được đăng trên internet và các báo ở hải ngọai. Và trong phần phản hồi của độc giả, có người nêu thắc mắc là nên dùng từ ngữ Xã Hội Công Dân thay vì XHDS. Tác giả xin được giữ nguyên chữ XH Dân sự, vì lý do sẽ được trình bày rõ ràng hơn ở phần cuối bài này, với mục đích là để không làm rối trí người đọc qua những biện luận phức tạp thường thấy nơi chốn hàn lâm trí thức.

Nhân tiện cũng xin được thưa luôn cùng bạn đọc là lọat bài về XHDS này sẽ gồm ít nhất là 20 kỳ nữa, thì mới hy vọng trình bày vấn đề một cách tương đối mạch lạc đày đủ, rốt ráo được.

Tác giả chú trọng đến phương diện cụ thể, thực hành hơn là lý thuyết vốn đã được nghiên cứu bàn luận nhiều nơi chốn hàn lâm đại học. Vì lọat bài nhằm vào việc khơi động được sự ý thức và dấn thân nhập cuộc của đa số người trẻ tuổi vào công cuộc tái kiến thiết, xây dựng lại đất nước thời kỳ hậu cộng sản trong tương lai mấy năm sắp tới. Từ nhiều năm nay, tác giả đã chuyên tâm nghiên cứu về sự chuyển hóa dân chủ ở Đông Âu, về sự phục hồi XHDS ở những nước vừa thóat được ách độc tài chuyên chế do đảng cộng sản cai trị trong nhiều thập niên kể từ sau thế chiến 2.

Xét vấn đề trong bối cảnh tòan cầu, ta thấy rằng chính khái niệm Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền vì được thể hiện trong cuộc sống của con người sau bao cuộc tranh đấu khắp nơi trên thế giới đã đưa đến sự phổ biến rộng rãi khái niệm XHDS trong mấy chục năm gần đây.Quan sát quá trình phát triển ngay tại các quốc gia có nền dân chủ vững mạnh như ở Âu châu và Hoa kỳ, thì sau cuộc khủng hỏang kinh tề tòan cầu 1929 , chính quyền tại các nước này đều chủ trương mở rộng khu vực Nhà nước ra , khiến cho thu hẹp khu vực của XHDS lại. Nhất là trong thế chiến thứ hai, bởi vì phải dốc tòan lực cho nhu cầu quân sự, nên các chính phủ đã hạn chế, bóp nghẹt XHDS lại. Do đó mà khu vực Nhà nước càng ngày càng phình to ra, mà XHDS thì mỗi ngày càng bị lép vế, thui chột nhỏ bé lại.Đó là chưa xét đến các nước dưới chế độ độc tài tòan trị như Đức quốc xã hay Cộng sản, nơi mà Nhà nước thâu tóm mọi quyền lực trong tay, gộp cả khu vực Thị trường và khu vực XHDS dưới quyền sinh sát của một đảng độc tôn duy nhất với quyền lãnh đạo, chỉ huy duy nhất và tuyệt đối trong tay các lãnh tụ đảng như Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương v.v...

Lại nữa, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cả hai khối cộng sản và tư bản đều thi đua võ trang và tập trung mọi tài nguyên vật chất, trí tuệ trong tay guồng máy Nhà nước để chuẩn bị chiến tranh. Do đó mà XHDS luôn luôn bị áp lực phải nhường bứớc cho Nhà nước tha hồ mà bành trướng to lớn hơn mãi. Quả thật , chiến tranh nóng hay lạnh, thì đều đưa đến hậu quả là bóp nghẹt XHDS lại để cho Nhà nước càng phình thêm ra mãi thôi.

Phải đến thập niên 1970 trở đi, thì cục diện mới thay đổi rõ rệt là XHDS mới khôi phục lại ngay ở các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật...vốn đã có một nền móng dân chủ vững chắc. Một phần vì cơn sốt dầu hỏa khiến cho Ngân sách tại các nước này không còn dồi dào để bao biện được hết các khỏan chi tiêu cho nhu cầu của dân chúng. Do đó mà Nhà nước phải nhả ra cho các tổ chức tư nhân đảm trách giùm.

Điều này ta thấy rõ ngay trong các dịch vụ xã hội thông thường, Nhà nước không thể cáng đáng hết được, mà phải để cho các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organisations) đứng ra gánh vác giùm. Cứ như thế, tiến trình “tư nhân hóa” này đã chuyển vai trò chủ động từ Nhà nước sang cho các tổ chức tư nhân. Và đó là một sự nhường bước của Nhà nước đối với XHDS.

Tiếp đến kể từ ngày bức tường Berlin sup đổ, khơi mào cho sự giải thể của chế độ độc tài tòan trị Cộng sản ở Đông Âu và Liên xô, thì việc phục hồi XHDS tại các nước này lại càng diễn ra một cách sôi nổi, ngọan mục để cho Nhân phẩm và Quyền Con người được tôn trọng và bảo vệ vững chãi hơn.Có thể nói trong suốt thế kỷ 20, sau hai cuộc thế chiến và sự bạo tàn của hai nền độc tài Đức quốc xã và Cộng sản, cộng với công cuộc giải phóng các thuộc địa khỏi ách đế quốc thực dân...cục diện thế giới thay đổi vũ bão khiến cho đã tạo tiền đề cho công cuộc phục hồi và củng cồ XHDS ở khắp nơi trên thế giới trong thế kỷ 21 của chúng ta ngày nay. Đó là một khởi đầu của Bình minh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho các dân tộc trong thời đại của khoa học tiến bộ và văn minh nhân bản ngày nay, trong một thế giới đang bước vào kỷ nguyên tòan cầu hóa và con người mỗi ngày càng thêm liên đới huynh đệ với nhau hơn mãi. Đó cũng là niềm Hy vọng cho tương lai con cháu chúng ta.

Sau cùng, để trả lời câu hỏi XH Dân Sự hay XH Công Dân, người viết xin ngắn gọn trong vài câu như sau. XHDS dich từ chữ Civil Society, nó bao gồm ý niệm “văn minh, khoan hòa, lịch sự” (civilised, civility). Còn XH Công Dân thì gần với chữ Civic hơn, như Civic Education = Công dân giáo dục. Trong các bài kế tiếp, tôi sẽ xin được trình bày cặn kẽ hơn về khái niệm này, nó vừa có nội dung đạo đức, triết học, văn hóa cũng như xã hội học. Xin hẹn sẽ được tiếp tục hầu chuyện cùng quý bạn đọc trong những bài tiếp vậy nhé.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=print&sid=6320

Thursday, May 10, 2007

CSVN cho phép người ngoại quốc có quyền mua nhà

CSVN cho phép người ngoại quốc có quyền mua nhà
May 08, 2007

Cali Today News - Tờ báo Tuổi Trẻ thứ ba cho hay chính phủ VN sẽ cho phép người ngoại quốc đang làm việc ở VN có quyền mua nhà ở VN.

Báo này cho biết những người nào trực tiếp đến VN đầu tư hay có đóng góp cho VN phát triển, người nào được chính phủ VN tặng huy chương hay là nhà khoa học ngoại quốc nào được học vị của phía VN trao tặng, có thể mua được nhà.

Nằm trong danh sách này còn là các chuyên viên trong lãnh vực phát triển kinh tế xã hội, các chuyên gia có tay nghề rất giỏi và những người ngoại quốc có kết hôn với công dân VN.

Có 3 tiêu chuẩn để cho những người ngoại quốc có thể mua nhà, đó là họ đang sống và làm việc ở VN, họ đã vào VN và được phép sống ở VN ít nhất 1 năm, và họ chỉ mua nhà cho bản thân họ hay thân nhân trong gia điønh của họ mà thôi.

Ngoài ra các công ty ngoaị quốc ở VN cũng có thể mua nhà để cho công nhân hay chuyên viên người ngoại quốc của công ty thuê lại ở.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám Đốc Cục Quản Lý Nhà Ởû của Bộ Xây Dựng của VN cho hay cho hay kế hoạch này ban đầu sẽ được thực hiện ở Hà Nội, Nam Saigon, trong vài tỉnh và vài thành phố lớn.

Cuối tháng 3 năm 2007, VN có 7,067 dự án có vốn đầu tư ngoại quốc với tổng số đầu tư lên đến 63,6 tỉ đô la, theo các thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư của VN.

Nguyễn Dương, source Xinhua
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=e3e3a9755e40d77798d0e8f52372d940

Wednesday, May 2, 2007

Ủy ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

Ủy ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
2007.05.02

* Nghe bản tin 9 giờ tối 2-5
* Tải xuống để nghe

Ủy Ban Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ.

Ủy Ban Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ USCIRF đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần được đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, gọi tắt là CPC.

Trong cuộc họp báo tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia ở thủ đô Washington DC lúc 10 giờ sáng (tức 9 giờ tối giờ Việt Nam), Ủy Ban Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo đã công bố bản phúc trình hàng năm về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới trong năm qua.

Uỷ ban này đề nghị giữ nguyên danh sách tám nứơc cần được đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo của năm ngoái, và đưa thêm ba quốc gia vào danh sách này, đó là Pakistan, Turkmenistan và Vịêt Nam.

Riêng về Việt Nam, bản báo cáo nói là sau khi Việt Nam đựơc rút tên khỏi danh sách CPC hồi tháng 11 năm ngoái, trứơc chuyến thăm của tổng thống George W. Bush, uỷ ban đã lấy làm thất vọng nhận thấy sau khi đựơc rút tên khỏi CPC và đựơc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã ngưng các chuyển biến tích cực về tự do tôn giáo, và khởi sự đàn áp nghiêm trọng những người cổ vũ cho dân chủ hay các quyền tự do phát biểu ý kiến, hội họp và lập hội.

Theo phúc trình của Ủy Ban Quốc tế về Tự Do Tôn giáo của Hoa Kỳ, trong số các nhân vật bị đàn áp, bắt giữ tại Việt Nam trong thời gian gần đây, có cả các vị lãnh đạo tôn giáo. Vì thế, Uỷ ban đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC trong năm 2007.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến và sẽ đưa những tin tức nhận được trong thời gian sớm nhất.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/02/USCIRF_recommends_that_Vietnam_continue_to_be_named_a_CPC/

Tuesday, May 1, 2007

Trung Quốc không thực hiện các hứa hẹn cải thiện nhân quyền

Trung Quốc không thực hiện các hứa hẹn cải thiện nhân quyền
Monday, April 30, 2007

BẮC KINH, Trung Quốc (AP) - Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International - AI) trong bản báo cáo đưa ra hôm Thứ Hai 30 Tháng Tư cho biết Trung Quốc đã không thi hành những biện pháp cải thiện nhân quyền như đã hứa hẹn khi chuẩn bị cho Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh, dù rằng đã có một số hành động như cải tổ hình phạt tử hình và cho giới truyền thông ngoại quốc được sự dễ dàng hơn khi hành nghề tại Trung Quốc.

Bản báo cáo đã liệt kê nhiều hành động vi phạm nhân quyền, từ việc giam giữ lâu dài không xét xử đến việc đàn áp những nhà tranh đấu cho nhân quyền và những biện pháp mới nhằm kiểm soát truyền thông nội địa cũng như kiểm duyệt mạng Internet.

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế hoan nghênh việc cho truyền thông ngoại quốc hoạt động dễ dàng hơn và việc đưa tất cả những án tử hình lên Tối Cao Pháp Viện Trung Quốc để được duyệt xét, bắt đầu từ năm nay.

Tuy vậy, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, qua Phát Ngôn Viên Catherine Baber, phó giám đốc đặc trách khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, cho hay những cởi mở này đã đi cùng với việc gia tăng việc giam giữ mà không xét xử, quản chế tại gia những nhân vật tranh đấu, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng Internet và giới truyền thông nội địa.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong một bản thông cáo phổ biến hôm Thứ Hai đã bác bỏ bản báo cáo này, nói rằng chính phủ Trung Quốc đã cải thiện hệ thống pháp lý và tạo điều kiện đẩy mạnh dân chủ.

Bản thông cáo nói rằng chính quyền Trung Quốc đã cố gắng hoàn thành những lời hứa liên quan đến Thế Vận Hội và những thành quả Trung Quốc đã đạt được trong lãnh vực nhân quyền không thể bị làm sai lạc bởi một tổ chức có thiên kiến chính trị.

Bản báo cáo kêu gọi Ủy Ban Thế Vận Hội hãy thúc đẩy Bắc Kinh có thêm hành động cải thiện nhân quyền, nhất là những vấn đề có liên hệ đến Thế Vận Hội.

Bà Baber nói rằng “IOC không muốn thấy có một Thế Vận Hội bị tai tiếng bởi những vi phạm nhân quyền - cho dù rằng đó là những gia đình bị đuổi khỏi nhà để lấy chỗ xây vận động trường hay con số những nhà tranh đấu cho nhân quyền bị quản thúc tại gia ngày càng gia tăng.”

Bản báo cáo đề nghị nếu những thảo luận riêng không đưa đến kết quả, “IOC nên nghĩ đến việc công bố những điều quan tâm này, đặc biệt là với việc Thế Vận Hội chỉ còn khoảng một năm nữa là khai mạc.” (V. Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=59157&z=5