Monday, September 17, 2007

Người cô đơn hay ốm yếu

Người cô đơn hay ốm yếu - 14/9/2007 9h:52

Không có gì ngạc nhiên nếu những người cô đơn thường hay đau yếu: Các nhà khoa học Mỹ cho biết gene di truyền là thủ phạm của tình trạng đó.

Nghiên cứu, công bố trên tạp chí Genome Biology, đã tìm thấy một số gene nhất định trở nên hoạt động mạnh hơn ở những người tự nhận mình bị cô lập về mặt xã hội. Nhiều gene trong số này có liên quan đến hệ miễn dịch và tình trạng viêm nhiễm.

(Ảnh: SPL)
Mối hệ giữa gene và sự cô đơn đã được khám phá trước đây. Một nghiên cứu tại Hà Lan trên 8.000 cặp song sinh cũng chỉ ra mối quan hệ này.

Nghiên cứu mới đây của Đại học Los Angeles, bang California, Mỹ, đã tìm hiểu kỹ hơn xem gene nào có thể có liên quan. Họ chọn 14 tình nguyện viên và đánh giá mức độ tương tác xã hội thông qua hệ thống cho điểm. Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của gene trong tế bào bạch cầu và so sánh kết quả.

Ở những tình nguyện viên thuộc nhóm "cô đơn", nhiều gene có xu hướng "quá kích thích" so với những người ở đầu kia thang điểm. Những gene này thường có liên hệ với cơ chế tự vệ của cơ thể, chẳng hạn tạo ra các phản ứng viêm. Nếu quá nhiều phản ứng viêm có thể gây huỷ hoại mô và phát sinh bệnh. Ngược lại, các gene khác được xem là quan trọng trong việc chống lại virus và tạo ra kháng thể của hệ miễn dịch, lại ít hoạt động hơn so với nhóm không cô đơn.

Tiến sĩ Steven Cole, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Điều chúng tôi thấy được là tác động sinh học của tình trạng cô đơn bắt nguồn từ một số quá trình cơ bản bên trong cơ thể - sự hoạt động của các gene".

Phát hiện, theo tiến sĩ Steven, sẽ giúp các chuyên gia biết được cần phải tiếp cận tới mục tiêu nào ở cấp độ phân tử nhằm đảo ngược ảnh hưởng của tình trạng cô đơn đến sức khoẻ.

Steven cũng cho biết chất lượng - chứ không phải số lượng - bạn bè dường như đóng vai trò quan trọng. "Không phải việc anh có bao nhiêu bạn, mà là anh cảm giác thế nào trong tình bạn đó mới quyết định đến trạng thái cô đơn".

T. An

Theo BBC, Vnexpress
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=5&news_id=17318

Friday, July 6, 2007

Tiếp tục biểu tình đòi đất ở TP HCM



Tiếp tục biểu tình đòi đất ở TP HCM


Biểu tình đòi đất của dân Tiền Giang ở Sài Gòn
Cờ và biểu ngữ bên ngoài văn phòng quốc hội
Nhiều người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An và Bình Thuận, đang trụ bên ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội II ở Tp Hồ Chí Minh để biểu tình đòi "công lý".

Thế nhưng cuộc biểu tình đã kéo dài sang cả hai tuần nay mà vẫn chưa thấy báo chí trong nước đăng tin tức gì.

Được biết vào sáng thứ Sáu, hàng trăm người đã mang theo biểu ngữ và tiến hành biểu tình có trật tự.

Họ bày tỏ sự bất bình về việc "các quan" chiếm đất và tham nhũng.

Một người dân chứng kiến sự việc cho BBC biết: “Tại ngã ba Hồ Văn Huê và Hoàng Văn Thụ, nhiều người tập trung hơn mọi ngày. Cũng có cờ đỏ sao vàng và búa liềm".

"Một người cầm cả loa quay vào văn phòng quốc hội rồi hô đả đảo cướp đất. Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt”.

Ông kể tiếp: “Trong khi đó, công an dùng camera để quay hình đám người biểu tình. Lực lượng dân phòng khá đông. Ai đứng lại quan sát cũng bị họ mời đi. Bản thân tôi cũng bị đuổi khi đang đứng đọc các băng rôn”.

“Tôi cũng cảm thấy buồn và bức xúc vì sự việc như vậy xảy ra trước văn phòng quốc hội hơn mười ngày nay mà chưa giải quyết được”.

Theo một người dân Bến Tre tham gia biểu tình, có khoảng trên dưới 400 người vẫn bám trụ bên ngoài ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội cơ sở phía Nam.


Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt.

Một người dân

Bà nói: “Dân từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang và Long An bám trụ ở đây 15 – 20 ngày rồi, còn người dân Bến Tre mới chỉ tới đây khoảng 4 ngày. Chúng tôi yêu cầu trả lại đất tập đoàn, đất đền bù không thỏa đáng”.

Một người khác nói thêm: “Yêu cầu giải quyết đất tập đoàn của tỉnh Bến Tre bị cán bộ tự động lấy rồi chia chác, bán cho người này người nọ”.

Thanh Tùng, Đồng Nai
Khi nhìn một số lượng lớn bà con tập trung biểu tình, có người vội kết luận:"đấy, VN ta dân chủ tràn trề đấy, cũng cho phép biểu tình đấy!" Nhưng nghĩ lại, biểu tình này đâu phải như những sinh hoạt chính trị thường xuyên như các quốc gia dân chủ. Dân VN chưa quen biểu tình, nay họ bị dồn vào đường cùng nên phải làm vậy. Nhiều người khi về quê cũng đâu còn đất để ở, nên cũng phải ráng bám TP để đòi lại đất. Khả năng để họ đòi lại thành công thì rất thấp, nhưng nguy hiểm mà họ phải đối mặt thì rất nhiều. Nhưng họ vẫn cứ làm. Chẳng lẽ cứ bám TP mà biểu tình mãi? Và cuối cùng họ sẽ nhận được gì từ chính quyền đây?

Quang, Paris
Đây lại là một ví dụ nữa về khẩu hiệu "báo chí là công cụ của Đảng". Thật buồn cho người dân kiện và cho những nhà báo nữa.

MH, Hà Nội
Bài viết này làm tôi cảm thấy rất đau xót cho những con người nghèo khổ ở VN. Chi mà phải qua tận Mỹ để đòi công lý vậy, ngay trên quê hương mình còn không có công lý kia kìa. Tôi van xin các ông các bà ủng hộ chế độ làm ơn dành chút tình thương cho những người này mà nói lên tiếng nói chính nghĩa , đừng vì quyền lợi cá nhân mà nói ra những lời trái lương tâm của mình!

Hanh, TP HCM
Tôi nghĩ nếu BBC loan tin sai, như cách bạn Phi Long VN phản ánh, thì BBC cũng nên đưa tin đính chính cho rõ lập trường trung lập của tờ báo. Nhưng có điều, những gì tôi thấy trong mấy ngày gần đây ở tại nơi bà con tập trung biểu tình, gần nơi tôi ở, lại rất giống những gì mà BBC và nhiều bạn đọc phản ánh. Vậy thế này là thế nào? Có lẽ nào TPHCM rộng lớn quá chăng?

Lắng nghe
Những người biểu tình khiếu kiện chắc hẳn thuộc thành phần giai cấp vô sản. Họ đang làm theo qui luật "có áp bức thì có đấu tranh" của Mác. Họ đang đấu tranh với những người có chức có quyền và có cả rất nhiều tiền (Tư sản đỏ).

Cuộc đấu tranh của họ đang ở giai đọan tự phát. Nếu bây giờ có người lãnh đạo đem "ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin nguyên bản" đến cho họ, biến phong trào đấu tranh từ "tự phát đến tự giác", rằng cuộc đấu tranh là không khoan nhượng, kêu gọi "giai cấp vô sản đoàn kết lại", phải "dùng bạo lực cách mạng", v.v...

Nói chung là cứ lấy đúng trong sách vở Mác Lê ra mà ứng dụng (tuyệt đối không cần dùng bất cứ cái gì dính líu tới Mỹ, như "dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng"), thì họ có phải là những! tên phản động ăn bơ thừa sữa cặn của bọn đế quốc phản bội đất nước không nhỉ!!!

Phi Long, VN
Sao những gì tôi chứng kiến lại khác xa với miêu tả của BBC nhỉ? Tôi thiết nghĩ biểu tình là chuyên rất bình thường và nó cũng được VTV phản ánh trong bản tin thời sự. Nhưng không hiểu sao BBC lại đưa tin theo kiểu giật gân như vậy. Tôi là người chứng kiến cuộc biểu tình ở Sài Gòn, và cũng là người đã từng tham gia biểu tình ở Vạn Phúc - Hà Đông 3 năm về trước . Tôi chưa thấy Công an có hành động "đàn áp người biểu tình" theo cách BBC miêu tả bao giờ cả, có chăng sự xuất hiện của họ chỉ để đảm bảo an ninh như cảnh sát của bao nhiêu nước khác mà thôi.

Hà, Đà Lạt
Tôi còn nhớ trước đây vài tháng, vào dịp bầu cử QH của nước ta, trên diễn đàn BBC xuất hiện nhiều ý kiến rất hăng hái. Họ cho rằng, những người được bầu làm Đại Biểu QH Việt Nam thực sự là những người xứng đáng đại diện cho những cử tri trên cả nước. Họ đả kích những người vốn phê phán bầu cử giả tạo là những người phản động và không yêu nước. Chỉ vài tháng sau bầu cử, những hình ảnh mỹ miều của những ĐB nhân dân đã bị thay đổi nghiêm trọng. Vậy thì những người yêu nước ơi, hãy lên tiếng giùm đồng bào nghèo bị áp bức đi chớ!

Ẩn danh
Đồng bào các tỉnh khốn khổ lên Sàigòn hơn hai tuần nay đòi đất đai bị chiếm đoạt,khiếu nại đến quốc hội để đòi công lý ,vậy mà hơn 600 tờ báo ở VN đang ở đâu , đặc biệt các tờ báo ở Sài gòn mà không đưa tin phóng sự. Vậy mà đảng CSVN nói hay lắm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn nói nhà nước, đảng ta sẽ lắng nghe nguyện vọng của nhân dân.

Thế đấy, hàng trăm báo chí trong nước không nghe, không thấy, không đi, không viết, không có lương tâm nghề nghiệp và chắc lo chạy tin kiếm tin riêng hết rồi. Thật vậy, ở VN có hơn 600 tờ báo mà không có một tờ báo độc lập để nói lên sự chân chính của xã hội của đất nước VN đang bước vào thời kỳ hội nhập hướng tầm nhìn ra quốc tế.

Dân đen, TP HCM
Tin vắn báo chí (trong nước): vì mấy ngày qua lực lượng phóng viên của các tờ báo trong nước chúng ta đang bận viết bài về chuyến đi rất thành công của Chủ Tịch Triết sang Hoa Kỳ, nên chúng tôi tạm thời chưa có điều kiện cho đồng bào biết về những tin xung quanh văn phòng Quốc Hội 2 tại TPHCM. Nhìn chung Văn phòng QH đang hoạt động bình thường, tuy có nhiều đơn cần giải quyết hơn trước, nhưng các vị đại biểu nhân dân luôn hoàn thành trách nhiệm, nhằm lập thành tích chào mừng kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới sắp diễn ra.

Ho, TP HCM
Mấy người bạn chúng tôi kể rằng, rất nhiều công an đã trà trộn trong đoàn người biểu tình, họ mang máy quay phim, chụp hình để ghi lại hình ảnh những người biểu tình nhằm mục đích nhận diện và lưu giữ vào sổ "bìa đen". Đặc biệt, Công an luôn kèm sát dân chúng di chuyển trên đường khi ngang qua số 194 Hoàng Văn Thụ, làm dân chúng khiếp sợ không thể tiếp tế hay an ủi gì được cho các dân oan.

NKM, Hà Nội
Dân biểu tình là phải rồi. Họ trả dân quá rẻ.Trong khi bán lại cho doanh nghiệp cao gấp mấy lần số tiền họ trả cho dân.Tôi được biết khi doanh nghiêp muốn thuê đất họ ra giá cao gấp mấy lần rồi yêu cầu doanh nghiệp chỉ được bồi thường theo giá quy định còn phần chênh lệnh họ nói còn phải chi cửa này cửa nọ.Vậy là doanh nghiệp muốn có đất để sản xuất thì phải bấm bụng mà làm theo,còn không làm theo cách đó thì vĩnh viễn không bao giờ có đất mà sản xuất.Mà chuyện này làm sao giấu được dân mãi.

Ẩn danh
Không biết mấy ông vừa trúng cử đại biểu Quốc hội VN để làm gì mà không cứu dân mình đang bị oan sai, bức xúc.Thế là cán bộ quan chức trở thành những ông trời con tham nhũng, bóc lột, đàn áp, ăn cướp đất đai dân chúng. Như vậy áp dụng lý thuyết Marx- là phải đấu tranh quyết liệt để đòi công lý. Đây là nỗi đau khổ của những người dân dưới đáy cùng của xã hội bị bóc lột, bị lừa đảo, bị chiếm đoạt, và bị đàn áp thật là to lớn.

Bac, TP HCM
Theo chúng tôi biết, chính quyền không những không tiếp tục giải quyết các khiếu kiện của người dân mà họ tìm mọi cách để làm khó dễ sinh hoạt của đồng bào. Ví dụ như thay vì tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn để chờ cứu xét , thì họ lại cố tình "làm tình làm tội" người khiếu kiện nhiều hơn. Từ nửa khuya, ban quản lý trụ sở Quốc Hội đã cho khóa cửa toàn bộ các nhà vệ sinh bên khu nữ, và bên khu nam thì chỉ mở một cái gây sự xáo trộn khi nhiều người phải tranh nhau sử dụng nhà vệ sinh. Và đến sáng thì tất cả nhà vệ sinh đều bị khóa chặt cũng như các cửa vào Quốc Hội cũng được "niêm phong" bằng các "bạc" để bên ngoài không thể nhìn vào bên trong.

Một người dân
Qua những diễn biến gần đây, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: - Quốc Hội, nơi mang danh là đại diện của cử tri, thực chất không hề lưu tâm đến quyền lợi người dân. Họ chịu sự kiểm soát của Đảng, và tuân lệnh Đảng. Trong những trường hợp này, họ đã sẵn sàng đi ngược lại quyền lợi của cử tri, những người đã đi bỏ phiếu bầu nên họ.

- Những người làm lãnh đạo VN đã hành xử không theo luật pháp. Khiếu kiện của dân không được họ tôn trọng và giải quyết rốt ráo. Hơn thế nữa, họ hành động không một chút cảm thông, không một chút nhân đạo đối với những người dân nghèo bị ảnh hưởng từ chính các chính sách mà họ đã ban hành. Đó phải chăng là một hình ảnh lập lại của "Cải cách ruộng đất" 50 năm về trước?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070706_landprotest.shtml

Monday, June 18, 2007

Nhân buổi gặp gỡ giữa ông Bush và ông Triết: một số dân cử Mỹ-Việt đòi quan tâm đến nhân quyền Việt Nam



Nhân buổi gặp gỡ giữa ông Bush và ông Triết: một số dân cử Mỹ-Việt đòi quan tâm đến nhân quyền Việt Nam
Sunday, June 17, 2007
medium_TranThaiVan 070617.JPG

Dân Biểu Trần Thái Văn (phải) và Nghị Viên Dina Nguyễn trong buổi gặp gỡ báo Người Việt. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

QUẬN CAM, California (NV) - Nhân buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush và Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sắp tới, trong những ngày qua, một số dân cử Mỹ và Việt đã lên tiếng đòi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ quan tâm hơn nữa đến nhân quyền tại Việt Nam.

Trong một bài bình luận, Dân Biểu Liên Bang Ed Royce cho biết, theo Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện tồi tệ nhất trong 20 năm qua. Nhiều nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam bắt giữ. Tự do tôn giáo bị đàn áp có hệ thống.

Dân biểu này cũng cho biết: “Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nhà nước Việt Nam, hai ông Bush và Triết sẽ thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển thương mại giữa hai nước. Mặc dù Việt Nam đã thả một số nhà bất đồng chính kiến (Nguyễn Vũ Bình và Lê Quốc Quân) trước chuyến viếng thăm của ông Triết, hành động này phải được thi hành cụ thể hơn chứ không chỉ là một màn trình diễn.”

Vì thế, “Tổng Thống Bush có nhiệm vụ phải thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền hơn nữa... Bằng cách công khai nêu vấn đề nhân quyền với ông Triết, Tổng Thống Bush sẽ cho mọi người thấy tương lai của mối quan hệ giữa hai quốc gia tùy thuộc phần lớn vào việc chính quyền Việt Nam đối xử với người dân của họ như thế nào.”

Khi hay tin nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân được thả hôm 16 Tháng Sáu vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez phát biểu: “Tôi rất hài lòng khi hay tin Luật Sư Lê Quốc Quân được thả và đoàn tụ với gia đình. Ðây là một thành quả của cộng đồng Việt Nam và các dân cử khắp thế giới đã gây sức ép đối với chính quyền Việt Nam.”

Bà Sanchez cho biết thêm rằng, Luật Sư Lê Quốc Quân là người giúp Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới và bà rất vinh dự viết thư giới thiệu ông cho tổ chức US National Endowment for Democracy. Tổ chức này đã mời Luật Sư Quân sang Mỹ học và ông đã bị bắt khi trở về Việt Nam.

“Tôi đã cố gắng gặp bà Hiền, vợ của ông Quân, khi tôi đến Việt Nam hồi Tháng Tư vừa qua, nhưng chính quyền nước này đã ngăn cản,” bà Sanchez cho biết thêm như thế.

Bà dân biểu liên bang này kết luận: “Trong khi ông Quân được thả, hàng trăm nhà hoạt động dân chủ vẫn còn bị giam giữ tại Việt Nam. Chúng ta cần phải cùng nhau vận động để những người này được thả tự do.”

Trong khi đó, ba dân cử gốc Việt và một số nhân vật trong cộng đồng Việt Nam sẽ gặp một số đại diện trong giới hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ tại Washington D.C. để vận động cho nhân quyền Việt Nam và nhiều vấn đề khác, từ ngày 18 đến 21 Tháng Sáu, 2007.

Theo Dân Biểu Trần Thái Văn, phái đoàn này bao gồm 15 người, trong đó có bản thân ông, Dân Biểu Hubert Võ, Nghị Viên Dina Nguyễn, hòa thượng Thích Chơn Thành, Thượng Tọa Thích Quảng Thanh, bà Ngô Thị Hiền, tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, Giáo Sư Nguyễn Quốc Khải, Luật Sư Nguyễn Tâm, ông Huỳnh Lương Thiện và vài đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo, Công Giáo và người Thượng.

Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, Dân Biểu Văn nói: “Trong chuyến đi này, chúng tôi sẽ có những cuộc gặp gỡ với một số thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao và văn phòng đại diện thương mại để vận động một số vấn đề liên quan đến Việt Nam trước chuyến viếng thăm của ông Triết.”

“Những vấn đề này bao gồm số phận của những nhà bất đồng chính kiến, tự do tôn giáo, tình trạng của người Thượng, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tham nhũng, bản quyền, công đoàn độc lập, buôn người và phải có tiến bộ về những vấn đề trên trước khi cho một số hàng hóa Việt Nam được miễn thuế khi nhập cảng vào Hoa Kỳ,” Nghị Viên Dina Nguyễn nói như vậy.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61356&z=3

Monday, June 11, 2007

Bài Phát Biểu Của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush Tại Hội Nghị Prague Về Dân Chủ Toàn Cầu



Bài Phát Biểu Của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush Tại Hội Nghị Prague Về Dân Chủ Toàn Cầu
[06/06/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Khánh Ðăng lược dịch
06-06-2007

Hình (White House): từ trái Tổng Thống Tiệp Vaclav Klaus, TT. George W. Bush, và Thủ Tướng Tiệp Mirek Topolanek trong dịp Hội nghị Prague về dân chủ toàn cầu tại Thủ Đô Praha, Cộng Hòa Tiệp.

LTS (Vietnam Review):

Đây là một bài diễn văn quan trọng về nhân quyền, tự do và dân chủ đầy đủ và rõ ràng nhất của Tổng Thống Bush, so với cả bài diễn văn nhậm chức lần thứ II của ông vào tháng Một, 2005. Ông muốn được nhớ đến như một vị Tổng Thống của nhân quyền và dân chủ. Người ta nghe ông nói và chờ đợi hành động của ông. Rất tiếc ông chỉ còn tại chức hơn một năm rưỡi nữa mà thôi. Bản dịch tiếng Việt xuất sắc nhưng không được trọn vẹn. Xin quý độc giả tham khảo thêm bản chính bằng tiếng Anh. Sau đây là một số điểm chính.

* Tự do là một quyền không thể thương lượng được cho tất cả nhân loại, và con đường dẫn đến nền hoà bình vĩnh cửu trên thế giới của chúng ta là tự do.
* Việc chấm dứt một chế độ độc tài đòi hỏi phải có sự ủng hộ cho các tiếng nói của lương tâm ở ngay trong lòng những xã hội bị đàn áp. Tự do có thể bị chống lại, Tự Do có thể bị kiềm hãm, nhưng Tự Do không thể bị chối bỏ.
* Một quốc gia không tôn trọng quyền của người dân trong nước sẽ không tôn trọng quyền của những nước láng giềng.
* Hoa Kỳ trân quý những xã hội tự do hình thành với những tốc độ khác nhau ở những nơi khác nhau. Hoa-Kỳ theo đuổi chính sách Tự Do bằng nhiều cách khác nhau -- hoặc lớn tiếng và thấy rõ ràng hoặc yên lặng và vô hình.
* Vai trò của thế giới tự do là tạo áp lực trên cánh tay cầm súng của những bạo chúa trên thế giới -- và giúp những tù nhân của những kẻ độc tài này mạnh hơn và làm cho cánh tay của những bạo chúa này mệt mỏi, phải buông súng xuống và sớm gục ngã.
* Việc bảo vệ nhân quyền tối cần thiết cho nền hoà bình và an ninh của thế giới.
* Chúng tôi không bao giờ tha thứ cho những kẻ đàn áp. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ sự tự do.
* Tôi chờ đợi một ngày có một hội nghị tương tự với sự tham dự của Alexander Kozulin của Belarus, Aung San Suu Kyi của Miến Điện, Oscar Elias Biscet của Cuba, Cha Nguyễn Văn Lý của Việt-Nam, Ayman Nour của Ai Cập.
* Tự Do bị tấn công ở một số quốc gia đang có sự tiến bộ...Việt-Nam gần đây đã bắt bớ và bỏ tù một số những người vận động cho tự do tôn giáo và chính trị một cách ôn hòa.
* Hoa-Kỳ có thể vừa duy trì sự thân hữu và vừa thúc đẩy một quốc gia tiến tới chế độ dân chủ cùng một lúc [như trường hợp Ai Cập, Saudi Arabia, và Pakistan hiện nay và Nam Hàn và Đài Loan trong quá khứ]. Chúng ta cũng sẽ áp dụng bài học này cho Nga và Trung Quốc.
* Tất cả những xã hội dân chủ đều cùng chia sẻ một số yếu tố như tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí, và hội họp; chế độ pháp trị được thực thi bằng hệ thống tòa án độc lập; quyền tư hữu; và các đảng chính trị ganh đua trong những cuộc bầu cử tự do và công bằng.

*****

[Ngày mai tôi sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G-8 và tôi sẽ gặp những nhà lãnh đạo của những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Chiều hôm nay, Tôi đứng trước quý vị, những người đại diện cho một sức mạnh còn to lớn hơn -- Đó là sức mạnh của lương tâm nhân loại].

Hiện diện trong phòng này là các nhà bất đồng chính kiến và tranh đấu dân chủ đến từ 17 quốc gia và 5 lục địa. Quý vị có các truyền thống khác nhau, quý vị theo các tôn gíao khác nhau, và quý vị đối diện với những khó khăn khác nhau. Nhưng quý vị cùng hòa hợp với nhau bởi một điều không thể lay chuyển được : tự do là một quyền lợi không thể thương lượng được cho tất cả nhân loại, và con đường dẫn đến nền hoà bình vĩnh cửu trên thế giới của chúng ta là tự do.

Hoa Kỳ theo đuổi kế hoạch tự do bằng nhiều lối khác nhau -- có lúc thì lớn tiếng và rõ ràng, những lúc khác thì thầm lặng và kín đáo. Việc chấm dứt một chế độ độc tài đòi hỏi phải có sự ủng hộ cho các tiếng nói của lương tâm ở ngay trong lòng những xã hội bị đàn áp. Nhà bất đồng chính kiến Andrei Amalrik đã so sánh một quốc gia độc tài như là một người lính lúc nào cũng chĩa mũi súng vào kẻ thù -- cho đến khi anh ta cuối cùng bị mỏi tay và người tù nhân trốn thoát. Nhiệm vụ của phía thế giới tự do là đặt áp lực lên những cánh tay của những kẻ độc tài -- và tăng thêm sức mạnh cho những tù nhân đang cố gắng làm cho chúng bị sụp đổ nhanh chóng.

Có nhiều nhà bất đồng chính kiến không thể hội ngộ với chúng ta vì họ đang bị bỏ tù một cách vô lý hay bị quản thúc tại gia. Tôi mong có một ngày khi một cuộc hội thảo như thế này sẽ có mặt ông Alexander Kozulin của nước cộng hoà Belarus, bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện, ông Oscar Elias Biscet của nước Cuba, linh mục Nguyễn Văn Lý của nước Việt Nam, Ayman Nour của nước Egypt. Hiện diện trong phòng này có cô con gái của một trong những tù nhân chính trị này. Tôi muốn nói với cô và tất cả các thân nhân của những tù nhân này: Tôi cám ơn quý vị về lòng dũng cảm. Tôi cầu nguyện cho quý vị được bình an và mạnh mẽ. Và tôi kêu gọi cho những người thân của qúy vị được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.

Trong cái nhìn của nước Mỹ, các nhà đấu tranh dân chủ ngày hôm nay là các người lãnh đạo dân chủ trong tương lai. Do đó, chúng tôi đang đi những bước mới để đẩy mạnh sự hỗ trợ của chúng tôi. Chúng tôi vừa thiết lập một Quỹ Bảo vệ Nhân quyền, để cung cấp tài chính cho việc hỗ trợ về pháp lý và tốn kém thuốc men cho các nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ hoặc bị đánh đập bởi các chế độ độc tài. Tôi mạnh mẽ ủng hộ Tài liệu Prague mà cuộc hội thảo này dự định đưa ra, mà trong đó Tài liệu này có đề cập "việc bảo vệ nhân quyền thì nghiêm trọng cho nền hoà bình và an ninh của thế giới". Và để thi hành những mục đích của bản tuyên bố đó, tôi đã yêu cầu bà Ngoại trưởng Rice chỉ đạo cho tất cả các Đại sứ Hoa Kỳ tại các quốc gia thiếu tự do: Hãy tìm và gặp gỡ các nhà tranh đấu cho dân chủ. Hãy tìm những người đòi hỏi nhân quyền.

TT. George W. Bush tại Hội nghị Prague về dân chủ toàn cầu

Những người đang sống trong các chế độ độc tài cần biết rằng họ không bị bỏ quên. Người dân Bắc Hàn sống trong một xã hội khép kín nơi mà các nhà bất đồng chính kiến bị đàn áp tàn bạo, và họ bị chia cắt khỏi anh chị em của họ ở miền nam. Người dân Iran là một dân tộc vĩ đại và họ xứng đáng để dự tính tương lai của riêng họ, nhưng họ đang bị chối bỏ tự do bởi một nhóm cực đoan đang theo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân, ngăn cản đất nước họ đi vào một con đường đúng đắn cùng với các quốc gia đang tiến triển khác. Người Cuba thì khao khát tự do -- và trong khi đất nước đó đang đi vào một thời kỳ thay đổi, chúng ta phải đòi hỏi có những cuộc bầu cử tự do và tự do ngôn luận cũng như tự do hội họp. Và tại Sudan, tự do bị chối bỏ và những quyền làm người căn bản bị nhà cầm quyền vi phạm vì theo đuổi một chính sách diệt chủng áp đặt trên chính người dân của họ. Lời nhắn nhủ của tôi đến tất cả những ai đang bị đau khổ dưới các chế độ độc tài là: Chúng tôi không bao giờ tha thứ cho những kẻ đàn áp quý vị. Chúng tôi luôn luôn đứng lên cho tự do của quý vị.

Tự do cũng bị tấn công tại các quốc gia đang có dấu hiệu tiến bộ. Tại Venezuela, các nhà lãnh đạo dân cử đã quay sang xử dụng chính sách dân chủ nửa vời để giải tán các cơ quan dân chủ để nắm chặt quyền lực. Nhà nước Uzbekistan tiếp tục bịt những tiếng nói độc lập bằng cách bỏ tù các nhà tranh đấu nhân quyền. Và mới đây nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ và bỏ tù một số các nhà tranh đấu tôn giáo và chính trị ôn hoà.
.....

Trong tất cả các đường hướng này, những kế hoạch cho tự do đang tạo sự thay đổi. Công việc này vô cùng khó khăn, và điều này sẽ không thay đổi. Sẽ có những thành công và thất bại, tiến bộ và lùi bước. Việc chấm dứt một chế độ độc tài không thể đạt được chỉ qua một đêm. Và dĩ nhiên, mục tiêu này cũng có những người phê phán.

Có người cho rằng việc chấm dứt một chế độ độc tài có nghĩa là "đặt giá trị của chúng ta" lên trên những người không cùng quan điểm, hay là có những dân tộc đang sống ở những vùng khác nhau của thế giới nơi mà tự do không thể kiểm soát được. Điều này đã bị bác bỏ bởi sự thật là mỗi khi người dân được đưa cho một sự lựa chọn, họ đều lựa chọn tự do. Chúng ta đã nhìn thấy người dân Châu Mỹ La tinh đã chuyển các chế độ độc tài sang các thể chế dân chủ, và người dân Nam Phi đã thay thế chế độ phân biệt chủng tộc bằng một xã hội tự do, và người dân Nam Dương đã chấm dứt sự cai trị lâu dài của một chế độ độc tài.

Chúng ta đã nhìn thấy khi người dân Ukrainian trong khăn quàng cổ màu cam đòi hỏi lá phiếu của họ phải được đếm. Chúng ta đã nhìn thấy khi hàng triệu người Afghan và Iraq gạt bỏ khủng bố để bầu ra những chính quyền tự do

Chúng ta đã nhìn thấy khi người dân Ukrainian trong khăn quàng cổ màu cam đòi hỏi lá phiếu của họ phải được đếm. Chúng ta đã nhìn thấy khi hàng triệu người Afghan và Iraq gạt bỏ khủng bố để bầu ra những chính quyền tự do. Tại một phòng đầu phiếu ở Baghdad, lời nói của một người dân Iraq, ông ta chỉ có 1 chân, với một phóng viên báo chí đã làm tôi xúc động, "Nếu tôi phải bò đến đây tôi cũng bò". Tôi hỏi các người hay phê phán rằng có phải là dân chủ đã áp đặt lên trên người đàn ông đó? Có phải là tự do là một giá trị mà người đàn ông đó đã không chia sẻ? Sự thật là chỉ có những kẻ phải áp đặt giá trị của họ lên trên người khác chính là những kẻ cực đoan, và những người cấp tiến cũng như những kẻ độc tài.

Và đó chính là lý do tại sao cộng sản đè nát cuộc nổi dậy mùa xuân Prague, và ném một kịch tác gia vô tội vào tù, rồi run sợ trước hình ảnh của một vị Giáo Hoàng người Ba Lan. Lịch sử đã chứng minh rằng cuối cùng thì tự do sẽ chiến thắng sợ hãi.

Một phê phán khác - phê phán này cho rằng chấm dứt một chế độ độc tài sẽ tạo ra hỗn loạn. Những kẻ hay phê phán đưa ra sự bạo động tại Afghanistan, Iraq, Lebanon để chứng minh rằng tự do làm cho người dân thiếu an toàn hơn. Nhưng hãy nhìn xem ai đang gây ra những bạo động đó. Đó là những kẻ khủng bố, đó là những kẻ cực đoan. Đây không phải là một sự tình cờ mà họ đang nhắm vào các nền dân chủ non trẻ tại vùng Trung Đông. Họ biết rằng thành công của những xã hội tự do là một đe doạ nghiêm trọng cho những tham vọng của họ -- và cho sự tồn tại của họ. Sự thật là những kẻ thù của chúng ta đang chống lại chúng ta không phải là một lý do để chúng ta nghi ngờ tự do. Đó là bằng chứng rằng họ đang nhìn nhận sức mạnh của tự do. Đó là bằng chứng là chúng ta đang ở trong chiến tranh. Và đó là bằng chứng rằng các quốc gia tự do phải làm tất cả những gì cần phải làm để thắng cuộc.

Nhưng vẫn còn người muốn cãi rằng sự ổn định vẫn là một mục tiêu an toàn hơn, đặc biệt là ở Trung Đông. Vấn đề ở chỗ là để theo đuổi sự ổn định bằng cách hy sinh sự tự do thì không đưa đến hoà bình -- và điều này đưa đến (vụ khủng bố) ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chính sách tôn trọng độc tài là một chính sách thất bại về đạo đức cũng như chiến lược. Đó là một điều sai lầm mà thế giới không được phép lập lại trong thế kỷ 21.

Những kẻ khác lo ngại rằng dân chủ sẽ đưa những thế lực nguy hiểm lên nắm quyền, chẳng hạn như tổ chức Hamas của Lãnh thổ Palestines. Những cuộc bầu cử không luôn luôn có những kết quả như chúng ta mong đợi. Nhưng dân chủ bao gồm không phải chỉ có một chuyến đi đến phòng bỏ phiếu. Dân chủ đòi hỏi phải có các đảng phái đối lập thật sự, một xã hội công dân năng động, một chính quyền có khả năng thi hành luật pháp và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của người dân. Những cuộc bầu cử có thể làm cho việc thiết lập các cơ quan như vậy được nhanh hơn. Trong một chế độ dân chủ, người dân sẽ không bỏ phiếu cho một cuộc sống đầy những sự tàn bạo. Để duy trì quyền lực, các nhà dân cử phải lắng nghe người dân của họ và tuân theo những nguyện vọng cho hoà bình của họ -- hay là như các nền dân chủ, cử tri sẽ thay thế họ bằng những cuộc bầu cử tự do.

Cuối cùng, có ý kiến cho rằng chấm dứt một chế độ độc tài thì không thực tế. Vâng, có vài người cãi rằng là việc mở rộng dân chủ ra trên toàn thế giới thì đơn giản là rất khó mà thành công. Điều này không mới mẻ gì. Chúng ta đã nghe lời phê phán đó trước đây trong lịch sử. Trong các giai đoạn của cuộc Chiến tranh lạnh, đã có những người cãi là bức tường Bá Linh sẽ tồn tại mãi mãi, và những người sống đằng sau Bức màn sắt đó sẽ không bao giờ vượt qua được những kẻ đàn áp họ. Lịch sử đã gởi cho chúng ta một lời nhắn nhủ khác.

------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- -----

For Immediate Release
Office of the Press Secretary
June 5, 2007

President Bush Visits Prague, Czech Republic, Discusses Freedom
Large Hall
Czernin Palace
Prague, Czech Republic

4:07 P.M. (Local)

THE PRESIDENT: President Ilves, Foreign Minister Schwarzenberg, distinguished guests: Laura and I are pleased to be back in Prague, and we appreciate the gracious welcome in this historic hall. Tomorrow I attend the G-8 Summit, where I will meet with the leaders of the world's most powerful economies. This afternoon, I stand with men and women who represent an even greater power -- the power of human conscience.

In this room are dissidents and democratic activists from 17 countries on five continents. You follow different traditions, you practice different faiths, and you face different challenges. But you are united by an unwavering conviction: that freedom is the non-negotiable right of every man, woman, and child, and that the path to lasting peace in our world is liberty. (Applause.)

This conference was conceived by three of the great advocates for freedom in our time: Jose Maria Aznar, Vaclav Havel, and Natan Sharansky. I thank them for the invitation to address this inspiring assembly, and for showing the world that an individual with moral clarity and courage can change the course of history.

It is fitting that we meet in the Czech Republic -- a nation at the heart of Europe, and of the struggle for freedom on this continent. Nine decades ago, Tomas Masaryk proclaimed Czechoslovakia' s independence based on the "ideals of modern democracy." That democracy was interrupted, first by the Nazis and then by the communists, who seized power in a shameful coup that left the Foreign Minister dead in the courtyard of this palace.

Through the long darkness of Soviet occupation, the true face of this nation was never in doubt. The world saw it in the reforms of the Prague Spring and the principled demands of Charter 77. Those efforts were met with tanks and truncheons and arrests by secret police. But the violent would not have the final word. In 1989, thousands gathered in Wenceslas Square to call for their freedom. Theaters like the Magic Lantern became headquarters for dissidents. Workers left their factories to support a strike. And within weeks, the regime crumbled. Vaclav Havel went from prisoner of state to head of state. And the people of Czechoslovakia brought down the Iron Curtain with a Velvet Revolution.

Across Europe, similar scenes were unfolding. In Poland, a movement that began in a single shipyard freed people across a nation. In Hungary, mourners gathered at Heroes Square to bury a slain reformer -- and bury their communist regime, too. In East Germany, families came together for prayer meetings -- and found the strength to tear down a wall. Soon, activists emerged from the attics and church basements to reclaim the streets of Bulgaria, and Romania, and Albania, and Latvia, and Lithuania, and Estonia. The Warsaw Pact was dissolved peacefully in this very room. And after seven decades of oppression, the Soviet Union ceased to exist.

Behind these astonishing achievements was the triumph of freedom in the battle of ideas. The communists had an imperial ideology that claimed to know the directions of history. But in the end, it was overpowered by ordinary people who wanted to live their lives, and worship their God, and speak the truth to their children. The communists had the harsh rule of Brezhnev, and Honecker, and Ceausescu. But in the end, it was no match for the vision of Walesa and Havel, the defiance of Sakharov and Sharansky, the resolve of Reagan and Thatcher, and fearless witness of John Paul. From this experience, a clear lesson has emerged: Freedom can be resisted, and freedom can be delayed, but freedom cannot be denied.

In the years since liberation, Central and Eastern European nations have navigated the difficult transition to democracy. Leaders made the tough reforms needed to enter NATO and the European Union. Citizens claimed their freedom in the Balkans and beyond. And now, after centuries of war and suffering, the continent of Europe is at last in peace.

With this new era have come new threats to freedom. In dark and repressive corners of the world, whole generations grew up with no voice in their government and no hope in their future. This life of oppression bred deep resentment. And for many, resentment boiled over into radicalism and extremism and violence. The world saw the result on September the 11th, 2001, when terrorists based in Afghanistan sent 19 suicidal men to murder nearly 3,000 innocent people in the United States.

For some, this attack called for a narrow response. In truth, 9/11 was evidence of a much broader danger -- an international movement of violent Islamic extremists that threatens free people everywhere. The extremists' ambition is to build a totalitarian empire that spans all current and former Muslim lands, including parts of Europe. Their strategy to achieve that goal is to frighten the world into surrender through a ruthless campaign of terrorist murder.

To confront this enemy, America and our allies have taken the offensive with the full range of our military, intelligence, and law enforcement capabilities. Yet this battle is more than a military conflict. Like the Cold War, it's an ideological struggle between two fundamentally different visions of humanity. On one side are the extremists, who promise paradise, but deliver a life of public beatings and repression of women and suicide bombings. On the other side are huge numbers of moderate men and women -- including millions in the Muslim world -- who believe that every human life has dignity and value that no power on Earth can take away.

The most powerful weapon in the struggle against extremism is not bullets or bombs -- it is the universal appeal of freedom. Freedom is the design of our Maker, and the longing of every soul. Freedom is the best way to unleash the creativity and economic potential of a nation. Freedom is the only ordering of a society that leads to justice. And human freedom is the only way to achieve human rights.

Expanding freedom is more than a moral imperative -- it is the only realistic way to protect our people in the long run. Years ago, Andrei Sakharov warned that a country that does not respect the rights of its own people will not respond to the rights of its neighbors. History proves him right. Governments accountable to their people do not attack each other. Democracies address problems through the political process, instead of blaming outside scapegoats. Young people who can disagree openly with their leaders are less likely to adopt violent ideologies. And nations that commit to freedom for their people will not support extremists -- they will join in defeating them.

For all these reasons, the United States is committed to the advance of freedom and democracy as the great alternatives to repression and radicalism. (Applause.) And we have a historic objective in view. In my second inaugural address, I pledged America to the ultimate goal of ending tyranny in our world. Some have said that qualifies me as a "dissident president." If standing for liberty in the world makes me a dissident, I wear that title with pride. (Applause.)

America pursues our freedom agenda in many ways -- some vocal and visible, others quiet and hidden from view. Ending tyranny requires support for the forces of conscience that undermine repressive societies from within. The Soviet dissident Andrei Amalrik compared a tyrannical state to a soldier who constantly points a gun at his enemy -- until his arms finally tire and the prisoner escapes. The role of the free world is to put pressure on the arms of the world's tyrants -- and strengthen the prisoners who are trying to speed their collapse.

So I meet personally with dissidents and democratic activists from some of the world's worst dictatorships -- including Belarus, and Burma, and Cuba, and North Korea, Sudan, and Zimbabwe. At this conference, I look forward to meeting other dissidents, including some from Iran and Syria. One of those dissidents is Mamoun Homsi. In 2001, this man was an independent member of the Syrian parliament who simply issued a declaration asking the government to begin respecting human rights. For this entirely peaceful act, he was arrested and sent to jail, where he spent several years beside other innocent advocates for a free Syria.

Another dissident I will meet here is Rebiyah Kadeer of China, whose sons have been jailed in what we believe is an act of retaliation for her human rights activities. The talent of men and women like Rebiyah is the greatest resource of their nations, far more valuable than the weapons of their army or their oil under the ground. America calls on every nation that stifles dissent to end its repression, to trust its people, and to grant its citizens the freedom they deserve. (Applause.)

There are many dissidents who couldn't join us because they are being unjustly imprisoned or held under house arrest. I look forward to the day when a conference like this one include Alexander Kozulin of Belarus, Aung San Suu Kyi of Burma, Oscar Elias Biscet of Cuba, Father Nguyen Van Ly of Vietnam, Ayman Nour of Egypt. (Applause.) The daughter of one of these political prisoners is in this room. I would like to say to her, and all the families: I thank you for your courage. I pray for your comfort and strength. And I call for the immediate and unconditional release of your loved ones. (Applause.)

In the eyes of America, the democratic dissidents today are the democratic leaders of tomorrow. So we're taking new steps to strengthen our support. We recently created a Human Rights Defenders Fund, which provides grants for the legal defense and medical expenses of activists arrested or beaten by repressive governments. I strongly support the Prague Document that your conference plans to issue, which states that "the protection of human rights is critical to international peace and security." And in keeping with the goals of that declaration, I have asked Secretary Rice to send a directive to every U.S. ambassador in an un-free nation: Seek out and meet with activists for democracy. Seek out those who demand human rights. (Applause.)

People living in tyranny need to know they are not forgotten. North Koreans live in a closed society where dissent is brutally suppressed, and they are cut off from their brothers and sisters to the south. The Iranians are a great people who deserve to chart their own future, but they are denied their liberty by a handful of extremists whose pursuit of nuclear weapons prevents their country from taking its rightful place amongst the thriving. The Cubans are desperate for freedom -- and as that nation enters a period of transition, we must insist on free elections and free speech and free assembly. (Applause.) And in Sudan, freedom is denied and basic human rights are violated by a government that pursues genocide against its own citizens. My message to all those who suffer under tyranny is this: We will never excuse your oppressors. We will always stand for your freedom. (Applause.)

Freedom is also under assault in countries that have shown some progress. In Venezuela, elected leaders have resorted to shallow populism to dismantle democratic institutions and tighten their grip on power. The government of Uzbekistan continues to silence independent voices by jailing human rights activists. And Vietnam recently arrested and imprisoned a number of peaceful religious and political activists.

These developments are discouraging, but there are more reasons for optimism. At the start of the 1980s, there were only 45 democracies on Earth. There are now more than 120 democracies -- more people now live in freedom than ever before. And it is the responsibility of those who enjoy the blessings of liberty to help those who are struggling to establish their free societies. So the United States has nearly doubled funding for democracy projects. We're working with our partners in the G-8 to promote the rise of a vibrant civil society in the Middle East through initiatives like the Forum for the Future. We're cooperating side-by-side with the new democracies in Ukraine and Georgia and Kyrgyzstan. We congratulate the people of Yemen on their landmark presidential election, and the people of Kuwait on elections in which women were able to vote and run for office for the first time. (Applause.) We stand firmly behind the people of Lebanon and Afghanistan and Iraq as they defend their democratic gains against extremist enemies. (Applause.) These people are making tremendous sacrifices for liberty. They deserve the admiration of the free world, and they deserve our unwavering support. (Applause.)

The United States is also using our influence to urge valued partners like Egypt and Saudi Arabia and Pakistan to move toward freedom. These nations have taken brave stands and strong action to confront extremists, along with some steps to expand liberty and transparency. Yet they have a great distance still to travel. The United States will continue to press nations like these to open up their political systems, and give greater voice to their people. Inevitably, this creates tension. But our relationships with these countries are broad enough and deep enough to bear it. As our relationships with South Korea and Taiwan during the Cold War prove, America can maintain a friendship and push a nation toward democracy at the same time. (Applause.)

We're also applying that lesson to our relationships with Russia and China. (Applause.) The United States has strong working relationships with these countries. Our friendship with them is complex. In the areas where we share mutual interests, we work together. In other areas, we have strong disagreements. China's leaders believe that they can continue to open the nation's economy without opening its political system. We disagree. (Applause.) In Russia, reforms that were once promised to empower citizens have been derailed, with troubling implications for democratic development. Part of a good relationship is the ability to talk openly about our disagreements. So the United States will continue to build our relationships with these countries -- and we will do it without abandoning our principles or our values. (Applause.)

We appreciate that free societies take shape at different speeds in different places. One virtue of democracy is that it reflects local history and traditions. Yet there are fundamental elements that all democracies share -- freedom of speech, religion, press, and assembly; rule of law enforced by independent courts; private property rights; and political parties that compete in free and fair elections. (Applause.) These rights and institutions are the foundation of human dignity, and as countries find their own path to freedom, they must find a loyal partner in the United States of America.

Extending the reach of freedom is a mission that unites democracies around the world. Some of the greatest contributions are coming from nations with the freshest memories of tyranny. I appreciate the Czech Republic's support for human rights projects in Belarus and Burma and Cuba. I thank Germany, and Poland, and the Czech Republic, and Hungary, and Slovenia, and Georgia, Lithuania, Estonia, Croatia for contributing to the new United Nations Democracy Fund. I'm grateful for the commitment many new democracies in Central and Eastern Europe are making to Afghanistan and Iraq. I appreciate that these countries are willing to do the hard work necessary to enable people who want to be free to live in a free society. (Applause.)

In all these ways, the freedom agenda is making a difference. The work has been difficult, and that is not going to change. There will be triumphs and failures, progress and setbacks. Ending tyranny cannot be achieved overnight. And of course, this objective has its critics.

Some say that ending tyranny means "imposing our values" on people who do not share them, or that people live in parts of the world where freedom cannot take hold. That is refuted by the fact that every time people are given a choice, they choose freedom. We saw that when the people of Latin America turned dictatorships into democracies, and the people of South Africa replaced apartheid with a free society, and the people of Indonesia ended their long authoritarian rule. We saw it when Ukrainians in orange scarves demanded that their ballots be counted. We saw it when millions of Afghans and Iraqis defied the terrorists to elect free governments. At a polling station in Baghdad, I was struck by the words of an Iraqi -- he had one leg -- and he told a reporter, "I would have crawled here if I had to." Was democracy -- I ask the critics, was democracy imposed on that man? Was freedom a value he did not share? The truth is that the only ones who have to impose their values are the extremists and the radicals and the tyrants. (Applause.)

And that is why the communists crushed the Prague Spring, and threw an innocent playwright in jail, and trembled at the sight of a Polish Pope. History shows that ultimately, freedom conquers fear. And given a chance, freedom will conquer fear in every nation on Earth. (Applause.)

Another objective -- objection is that ending tyranny will unleash chaos. Critics point to the violence in Afghanistan, or Iraq, or Lebanon as evidence that freedom leaves people less safe. But look who's causing the violence. It's the terrorists, it's the extremists. It is no coincidence that they are targeting young democracies in the Middle East. They know that the success of free societies there is a mortal threat to their ambitions -- and to their very survival. The fact that our enemies are fighting back is not a reason to doubt democracy. It is evidence that they recognize democracy's power. It is evidence that we are at war. And it is evidence that free nations must do what it takes to prevail. (Applause.)

Still, some argue that a safer goal would be stability, especially in the Middle East. The problem is that pursuing stability at the expense of liberty does not lead to peace -- it leads to September the 11th, 2001. (Applause.) The policy of tolerating tyranny is a moral and strategic failure. It is a mistake the world must not repeat in the 21st century.

Others fear that democracy will bring dangerous forces to power, such as Hamas in the Palestinian Territories. Elections will not always turn out the way we hope. Yet democracy consists of more than a single trip to the ballot box. Democracy requires meaningful opposition parties, a vibrant civil society, a government that enforces the law and responds to the needs of its people. Elections can accelerate the creation of such institutions. In a democracy, people will not vote for a life of perpetual violence. To stay in power, elected officials must listen to their people and pursue their desires for peace -- or, in democracies, the voters will replace them through free elections.

Finally, there's the contention that ending tyranny is unrealistic. Well, some argue that extending democracy around the world is simply too difficult to achieve. That's nothing new. We've heard that criticism before throughout history. At every stage of the Cold War, there were those who argued that the Berlin Wall was permanent, and that people behind the Iron Curtain would never overcome their oppressors. History has sent a different message.

The lesson is that freedom will always have its skeptics. But that's not the whole story. There are also people like you, and the loved ones you represent -- men and women with courage to risk everything for your ideals. In his first address as President, Vaclav Havel proclaimed, "People, your government has returned to you!" He was echoing the first speech of Tomas Masaryk -- who was, in turn, quoting the 17th century Czech teacher Comenius. His message was that freedom is timeless. It does not belong to one government or one generation. Freedom is the dream and the right of every person in every nation in every age. (Applause.)

The United States of America believes deeply in that message. It was the inspiration for our founding, when we declared that "all men are created equal." It was the conviction that led us to help liberate this continent, and stand with the captive nations through their long struggle. It is the truth that guides our nation to oppose radicals and extremists and terror and tyranny in the world today. And it is the reason I have such great confidence in the men and women in this room.

I leave Prague with a certainty that the cause of freedom is not tired, and that its future is in the best of hands. With unbreakable faith in the power of liberty, you will inspire your people, you will lead your nations, and you will change the world.

Thanks for having me. And may God bless you. (Applause.)

http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6473

Wednesday, June 6, 2007

Bush kêu gọi thả bất đồng chính kiến

Bush kêu gọi thả bất đồng chính kiến


Tổng thống Bush
Ông Bush đã dừng chân tại Praha trên đường sang Đức
Tổng thống Mỹ George W Bush vừa lên tiếng kêu gọi trả tự do "ngay lập tức và vô điều kiện" cho các nhân vật bất đồng chính kiến ở các nước như Belarus, Miến Điện, Cuba và Việt Nam.

Ông Bush, trên đường tới Đức để tham dự hội nghị thượng đỉnh khối G8, đã dừng chân tại Praha.

Ông đã có bài phát biểu tại một cuộc họp về dân chủ toàn cầu với sự tham gia của các nhân vật bất đồng chính kiến trên thế giới cùng thân nhân của họ.

Ông nói nhiều nhà bất đồng chính kiến Belarus, Miến Điện, Cuba, Việt Nam và Ai Cập đã không đến được hội nghị vì "họ đang bị bỏ tù hoặc bị quản thúc một cách bất công".

Ông Bush cũng tuyên bố ông sẵn lòng nhận danh hiệu "tổng thống bất đồng chính kiến" để đấu tranh cho họ.

Bài phát biểu của ông đề cập tới hiện trạng khái quát của nền tự do dân chủ trên thế giới.

Ông lên án việc đàn áp nhân quyền ở các quốc gia như Iran, Bắc Hàn, Cuba và Sudan. Ông cũng chỉ trích Nga và Trung Quốc về các diễn biến "gây quan ngại" trong quá trình phát triển dân chủ.


Nếu như đấu tranh vì tự do dân chủ trên thế giới khiến cho tôi trở thành bất đồng chính kiến thì tôi xin nhận danh hiệu đó một cách tự hào

TT Mỹ George W Bush

"Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có thể tiếp tục mở cửa nền kinh tế nhưng không mở nền chính trị."

Ông cũng nói ông nóng lòng chờ đợi ngày mà "trong các hội nghị như thế này có mặt những người như Alexander Kozulin của Belarus, Aung San Suu Kyi của Miến Điện, Oscar Elias Biscet của Cuba, Cha Nguyễn Văn Lý của Việt Nam và Ayman Nour của Ai Cập."

Đấu tranh nhân quyền

Ông Bush nói một số người gọi ông là "tổng thống bất đồng chính kiến" cũng vì mục tiêu chấm dứt nạn độc tài trên thế giới của ông.

"Nếu như đấu tranh vì tự do dân chủ trên thế giới khiến cho tôi trở thành bất đồng chính kiến thì tôi xin nhận danh hiệu đó một cách tự hào."

Ông tổng thống cũng cho biết ông đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Mỹ đấu tranh mạnh mẽ hơn vì nhân quyền và dân chủ trên thế giới, đồng thời yêu cầu đại sứ Mỹ tại các nước có đàn áp phải tìm gặp các nhân vật đấu tranh.


Cuộc gặp giữa ông Bush và bốn nhân vật đấu tranh dân chủ của Việt Nam tại hải ngoại
Ông Bush đã gặp nhiều nhân vật bất đồng chính kiến

Khi chỉ còn hơn nửa năm nữa là hết nhiệm kỳ lần hai, ông Bush dường như đang muốn để lại dấu ấn trong lịch sử như một vị tổng thống hết lòng vì dân chủ.

Mới đây ông đã có các cuộc gặp với hàng loạt các nhân vật bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ từ các nước bị Mỹ liệt vào dạng không có tự do dân chủ.

Tuần trước ông đã gặp bốn nhân vật Việt Nam tại hải ngoại là Nguyễn Quốc Quân, Lê Nguyên Minh, Đỗ Thành Công và Đỗ Hoàng Điềm.

Phụ tá của ông cũng gửi thư mời cho một nhân vật trong nước là ông Đỗ Nam Hải.

Quan tâm dân chủ rõ rệt của ông Bush trong thời gian qua dẫn đến suy đoán rằng, để chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết có thể thực hiện chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng này, Việt Nam đã phải nhượng bộ một số điểm, trong đó có việc trả tự do cho một số nhân vật đấu tranh trong nước.

Tin cho hay nhà báo Nguyễn Vũ Bình là một trong những người sẽ được thả.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070605_bush_dissidents.shtml

Bà Hillary Clinton cho biết chính niềm tin tôn giáo khiến bà đứng vững trước đây trong các thống khổ về hôn nhân

Bà Hillary Clinton cho biết chính niềm tin tôn giáo khiến bà đứng vững trước đây trong các thống khổ về hôn nhân
Jun 05, 2007

Cali Today News - Trong một lần híếm hoi trước công chung nói về các bất hạnh trong cuộc sống vợ chồng, bà Hillary Clinton cho hay có thể bà đã chịu thua không chịu đựng nổi nếu bà không có niềm tin trong tôn giáo.

Trong buổi hội thảo về niềm tin tôn giáo do CNN tổ chức cùng với hai đối thủ cùng đảng là ông Edwards và Obama, bà Clinton nói: “Tôi thấy mình may mắn có gốc gác tôn giáo vững vàng, khiến tôi có đủ can đảm và nghị lực chịu đựng và làm theo cái mà tôi cho là đúng.”

Bà nói “tôi đã bị thử thách bằng cả hai cách vừa giống và vừa khác với mọi người, nhưng rất nhiều khi chính niềm tin tôn giáo và những lời chúc và nguyện cầu cho bà từ người khác đã khiến bà vững mạnh đi tới.”

Bà nói: “Vào những khi mà bạn bị thử thách dữ dội nhất thì điều chính yếu, quan trọng nhất là bạn phải bám cứng vào niềm tin tôn giáo của mình.”

Cựu Thượng Nghị Sĩ John Edwards có vẻ né tránh vấn đề nhiều hơn khi ông nói: “Tôi cầu nguyện và phạm tội hàng ngày. Tất cả chúng tôi đều phạm tội và có khuyếùt điểm.”

Đặc biệt Thượng Nghị Sĩ Obama gần như nói về “chính sách chứ không nói về chuyện cá nhân”. Khi được hỏi liệu ông có đồng ý với TT Bush là hiện nay trên thế giới có hai thế lực “ngay thẳng và quỷ dữ đánh nhau” thì ông trả lời “nhìn thế giới theo kiểu này là khá nguy hiểm”.

Ông Obama nói vụ 9/11 là kết quả việc làm của “quỷ dữ” nhưng ông cho là việc đối xử của chính phủ Mỹ với tù nhân ở hai nhà tù Abu Grabib và Guantanamo Bay là không công bằng.

Lê Lộc theo NBC News
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=17649e89a99e502e8424cb22e78f861f

Saturday, May 26, 2007

Hoa Kỳ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền

Hoa Kỳ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền
Friday, May 25, 2007

GENEVA, Thụy Sĩ (AP) - Hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Năm, một điều tra viên Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống khủng bố và chỉ trích các phương pháp thẩm vấn và việc sử dụng các ủy ban quân sự để xét xử thường dân.

Ông Martin Scheinin, người Phần Lan, cũng nói một vài luật lệ của Hoa Kỳ được ban hành sau những vụ tấn công 11 Tháng Chín 2001 đã phá hoại các quyền tự do dân sự. Ông viện dẫn các đạo luật như Ðạo Luật Ái Quốc, Ðạo Luật Ðối Xử với Tù Nhân và Ðạo Luật Ủy Ban Quân Sự.

“Thật đáng tiếc khi một số các cơ chế quan trọng để bảo vệ nhân quyền đã bị hủy bỏ hoặc lu mờ theo luật lệ và lề lối hành động sau các biến cố 11 Tháng Chín,” ông Scheinin nói trong một báo cáo sơ khởi được soạn thảo sau cuộc họp với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các viên chức tư pháp và an ninh.

Một báo cáo chung cuộc sẽ được trình bày trước Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc gồm 47 nước thành viên, có trụ sở tại Geneva, vào cuối năm nay.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Geneva đã bày tỏ bất mãn với báo cáo, nói những chỉ trích không công bằng và quá giản lược. Tòa đại sứ nói báo cáo đã bỏ qua cơ hội đào sâu cuộc thảo luận giữa các quốc gia dân chủ về chuyện làm thế nào để đối phó tốt nhất với các nhóm khủng bố võ trang.

Ðạo Luật Ủy Ban Quân Sự năm 2006 thiết lập các quy tắc để xét xử các nghi can khủng bố bị cầm giữ tại trại tù của Hoa Kỳ ở Vịnh Guantanamo, Cuba.

Ông Scheinin nói các tòa án “đặt ra những lo ngại nghiêm trọng về nhân quyền, kể cả vấn đề thẩm quyền và thành phần của các ủy ban quân sự, tiềm năng sử dụng bằng chứng được thu thập qua sự ép buộc, và tiềm năng áp đặt các án tử hình.”

Ông Scheinin lên án các phương pháp thẩm vấn như tước đoạt giấc ngủ, buộc các tù nhân giữ các tư thế căng kéo và bắt họ chịu đựng những nhiệt độ quá đáng, nói rằng những hành động đó chẳng khác gì tra tấn hoặc là sự đối xử vô nhân đạo mà luật quốc tế coi như bất hợp pháp.

Các viên chức Hoa Kỳ đã liên tiếp phủ nhận việc tra tấn các tù nhân. (n.n.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60262&z=4

Tuesday, May 22, 2007

Công Ước Quốc Tến về những quyền Dân Sự và Chính Trị (1966 )

Công Ước Quốc Tế
về những quyền Dân Sự và Chính Trị (1966 )


Lời Mở Ðầu

Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này :

Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.

Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được hành sử những quyền dân sự và chính trị cũng như được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền dân sự và chính trị cũng như những kinh tế, xã hội và văn hóa.

Xét rằng nghĩa vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.

Nhận định rằng con người có nghĩa vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này,

Ðồng chấp thuận những điều khoản sau đây :



Phần I

Ðiều 1:

1) Các dân tộc điều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

2) Ðể đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của người dân không thể bị tước đoạt.

3) Các quốc gia hội viên ký Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.



Phần II

Ðiều 2:

1) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được ghi trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

2) Trong trường hợp những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này chưa được qui định thành văn trong luật pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết sẽ ban hành các đạo luật theo thủ tục lập pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ước để các quyền này có hiệu lực.

3) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết này:

a) Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay được bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị vi phạm, dù rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền,

b) Bảo đảm cho nạn nhân được quyền khiếu nại tại các tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia, hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án,

c) Bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền phải thi hành ngiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đã tuyên bố.

Ðiều 3 : Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành sử những quyền dân sự và chính trị ghi trong Công Ước.

Ðiều 4

1) Trong khi tuyên bố tình trạng khẩn trương công cộng vì lý do quốc gia bị đe dọa, các quốc gia hội viên ký Công Ước này có thể ban hành một số biện pháp đình chỉ thi hành các nghĩa vụ của quốc gia ấn định trong Công Ước này. Tuy nhiên những biện pháp này phải có tính cách thật cần thiết vì nhu cầu của tình thế, và không vi phạm các nghĩa vụ của các quốc gia phát sinh từ luật pháp quốc tế, và cũng không được dùng để kỳ thị chủng tộc, màu da, nam nữ, tôn giáo, hay nguồn gốc xã hội.

2) Trong mọi trường hợp những quyền dân sự và chính trị ghi trong các điều 6, 7, 8 ( khoản 1 và 2) và trong các điều 11, 15, 16, 18 của Công Ước không thể bị đình chỉ thi hành.

3) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải lập tức thông báo qua vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho các quốc gia hội viên kết ước khác hay biết những điều khoản nào trong Công Ước bị đình chỉ thi hành và vì lý do gì. Ngay sau khi chấm dứt tình trạng khẩn trương công cộng, họ cũng phải thông báo theo thủ tục nói trên.

Ðiều 5 :

1) Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoảng trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặt để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.

2) Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền cơ bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền cơ bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.



Phần III

Ðiều 6 :

1) Mọi người đều có quyền sống. Ðây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.

2) Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, tòa án chỉ được tuyên án tử hình với những tội hình sự nghiêm trọng nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.

3) Ðiều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghĩa vụ ghi trong Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội diệt chủng.

4) Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.

5) Án tử hình không được tuyên án đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai.

6) Ðiều luật này không thể được viện dẫn để trì hoãn hay ngăn cản việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này.

Ðiều 7 : Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Ðặc biệt là, nếu không có sự ưng thuận tự do của đương sự, không ai có thể bị dùng vào những cuộc thí nghiệm y học hay khoa học.

Ðiều 8 :

1) Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn bán nô lệ đều bị cấm chỉ.

2) Không ai có thể bị bắt làm nô dịch.

3)

a) Không ai có thể bị cưỡng bách lao động.

b) Khoản 3(a) nói trên không được áp dụng tại các quốc gia trong đó luật pháp cho phép tòa án có thẩm quyền tuyên án khổ sai.

c) Trong phạm vi khoản này, không được coi là "lao động cưỡng bách”:

i) Ngoài trường hợp nêu ở khoản (b) trên đây, những công tác hay dịch vụ mà các tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ chiếu theo một bản án hợp pháp của tòa án, hay phải làm trong thời gian được phóng thích có điều kiện.

ii) Nghĩa vụ quân sự, hay nghĩa vụ quốc gia áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm.

iii) Nghĩa vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe dọa đời sống hay sự an lạc của cộng đồng.

iv) Nghĩa vụ dân sự thông thường.

Ðiều 9 :

1) Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.

2) Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thì thông báo về lý do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc.

3) Bị cáo bị bắt giữ hay giam cầm về một tội hình sự phải được dẫn giải không chậm trễ tới một vị thẩm phán (hay một viên chức có thẩm quyền tư pháp theo luật), để được xét xử trong một thời hạn hợp lý hay được phóng thích. Theo thông lệ, không nhất thiết phải câu lưu bị cáo trước ngày tòa xử. Tuy nhiên để bảo đảm sự hiện diện của bị cáo trong phiên xử hay trong các giai đoạn thẩm vấn, và để thi hành bản án, nếu cần, sự phóng thích tạm bị cáo đòi hỏi phải có bảo đảm.

4) Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu tòa án thụ lý không chậm trễ về tính hợp pháp của sự giam giữ, và được phóng thích nếu sự giam giữ được xem là bất hợp pháp.

5) Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố đòi bồi thường thiệt hại.

Ðiều 10 :

1) Những người mất tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.

2)

a) Ngoại trừ những trường hợp đặt biệt, các bị cáo chưa được xét xử phải được giam giữ cách biệt với những người đã can án và phải được đối xử theo quy chế những người không can án.

b) Các bị cáo thiếu nhi phải được giam giữ cách biệt với người lớn và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất.

c) Chế độ lao tù phải đặt trọng tâm vào việc cải huấn tù nhân, tạo cho họ cơ hội cải hóa và hội nhập vào đời sống xã hội. Các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, và phải được đối xử tùy theo tuổi tác và tình trạng pháp lý của chúng.

Ðiều 11 : không ai có thể bị giam giữ chỉ vì không có khả năng thi hàng một nghĩa vụ khế ước.

Ðiều 12 :

1) Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ.

2) Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của mình.

3) Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.

4) Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

Ðiều 13 : Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lãnh thổ các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này chỉ có thể bị trục xuất do một quyết định hợp pháp. Trừ trường hợp có lý cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trục xuất có quyền trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và có quyền nhờ người biện hộ nạp đơn xin tái xét hồ sơ trục xuất tại các cơ quan hay người đại diện cơ quan có thẩm quyền.

Ðiều 14 :

1) Mọi người đều bình đẳng trước tòa án. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Báo chí và công chúng có thể không được tham dự một phần hay toàn thể phiên xử, vì nhu cầu đạo lý, trật tự công cộng hay an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hay dể bảo vệ đời sống riêng tư của các đương sự tranh tụng, hay, trong những trường hợp thật cần thiết, khi tòa án quyết định rằng xét xử công khai sẽ làm thiệt hại quyền lợi của công lý, tuy nhiên các bản án hình sự và các bản án khác phải được tuyên đọc công khai trước tòa, ngoại trừ trường hợp để bảo vệ quyền lợi của thiếu nhi hay của gia đình trong những vụ tranh tụng về hôn nhân hay về việc giám hộ các con.

2) Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật.

3) Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây :

a) Ðược tức thì thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết bằng ngôn ngữ mà họ thông hiểu.

b) Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và được quyền liên lạc với luật sư do mình lựa chọn.

c) Ðược xét xử mau chóng, không diên trì quá đáng.

d) Ðược hiện diện trong phiên xử để tự biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ do mình lựa chọn; được thông báo về quyền này trong trường hợp tự biện hộ; và được quyền có luật sư biện hộ miễn phí vì nhu cầu công lý nếu bị cáo không có phương tiện mướn luật sư.

e) Ðược đối chất với các nhân chứng buộc tội và được quyền đòi nhân chứng và chất vấn các nhân chứng gỡ tội cho mình, theo cùng một thủ tục.

f) Ðược quyền có thông dịch viên miễn phí, nếu bị cáo không nói hay không hiểu ngôn ngữ của tòa.

g) Ðược quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.

4) Trong các vụ án thiếu nhi, thủ tục xét xử phải căn cứ vào tuổi tác của các bị cáo và hướng về mục tiêu cải huấn can phạm.

5) Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên tòa trên thủ tục luật định.

6) Trong trường hợp bị cáo bị tuyên hình phạt chung thẩm và sau này bản án bị tiêu hủy hay đương sự được ân xá vì có sự kiện mới phát giác cho biết bị cáo đã bị phạt oan uổng, người bị kết án có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo luật, trừ phi có bằng chứng cho biết, sở dĩ sự kiện mới này không được phát giác trong thời gian xử án, một phần hay hoàn toàn tại vì bị cáo.

7) Không ai có thể bị tái thẩm hay bị tuyên phạt một lần nữa về một tội trạng đã được tòa án phán xử chung thẩm bằng cách tuyên phạt hay tha bổng, chiếu theo luật pháp và thủ tục hình sự hiện hành.

Ðiều 15 :

1) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay quốc tế áp dụng hồi đó; mà cũng không bị tuyên cáo một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp. Tuy nhiên bị cáo được quyền hưởng hình phạt khoan hồng hơn chiếu theo luật mới ban hành sau ngày phạm pháp.

2) Ðiều luật này không có tác dụng ngăn cản việc xét xử hay tuyên phạt một bị cáo vì đã làm hay không làm những hành vi cấu thành tội hình sự chiếu theo những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia trong thời gian đương sự phạm pháp.

Ðiều 16 : Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

Ðiều 17 :

1) Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.

2) Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Ðiều 18 :

1) Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

2) Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.

3) Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.

4) Các quốc gia hội viên ký Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

Ðiều 19 :

1) Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2) Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

3) Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

a/ Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Ðiều 20 :

1) Mọi hình thức tuyên truyền, cổ võ chiến tranh phải bị luật pháp cấm chỉ.

2) Mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia hay các tôn giáo phải bị luật pháp cấm chỉ.

Ðiều 21 : Quyền hội họp có tính cách hòa bình phải được thừa nhận. Việc hành sử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.

Ðiều 22 :

1) Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

2) Việc hành sử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Ðiều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành sử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.

3) Ðiều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Ðộng Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Ðộng Quốc Tế.

Ðiều 23 :

1) Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.

2) Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia đình.

3) Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận hoàn toàn tự do của những người kết hôn.

4) Các quốc gia hội viên ký kết công ước này phải ban hành những biện pháp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú, cũng như khi ly hôn. Trong trườg hợp ly hôn phải quy định những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các con.

Ðiều 24 :

1) Không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản hay dòng dõi, các trẻ em, với tư cách vị thành niên, phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo vệ.

2) Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi sinh, và được đặt tên họ.

3) Trẻ em có quyền thủ đắc quốc tịch.

Ðiều 25 :

1) Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội :

a/ Ðược tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.

b/ Ðược bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.

c/ Ðược quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

Ðiều 26 : Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.

Ðiều 27 : Ðối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cùng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hóa riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
http://www.phusa.info/

11 Tháng 5 – Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam



11 Tháng 5 – Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam
Ngày tháng: 21/05/2007

LS Nguyễn Hữu Thống
Cố Vấn Sáng Lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Tháng 5-2007

Hình (KQN Images / Vietnam Review): Luật sư Nguyễn Hữu Thống

“… chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này …”

Mùa Xuân 1945, 50 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Mục đích để duy trì hoà bình cho các quốc gia, tránh một trận thế chiến thứ ba, chiến tranh nguyên tử toàn diện và toàn diệt. Để đạt mục tiêu này Liên Hiệp Quốc chủ trương hợp tác, hoà giải và hữu nghị giữa các quốc gia, và tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho con người.

Ba năm sau, ngày 12-10-1948, tại Paris, Liên Hiệp Quốc ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Sở dĩ Liên Hiệp Quốc chọn Paris là vì, cũng tại nơi này năm 1789, các nhà cách mạng dân quyền Pháp đã công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền:

“Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và tiếp tục được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Mục đích của sự thành lập quốc gia là để thiết lập các cơ chế nhằm bảo đảm cho người dân những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền. Quốc gia chỉ được coi là có hiến pháp, nếu có quy định tam quyền phân lập giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời quy định sự tôn trọng, thực thi và bảo vệ nhân quyền cho người dân”.

Tuyên Ngôn còn cảnh giác nhân loại rằng: “Sự phủ nhận, khinh miệt hay lãng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho người dân và sa đọa cho chính quyền”.

Trước đó 13 năm, năm 1776, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã công bố Tuyên Ngôn Độc Lập xác nhận việc mọi người sinh ra bình đẳng là một chân lý hiển nhiên, và nhân quyền là những quyền bẩm sinh, bất khả xâm phạm do Tạo Hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Cũng như Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền 1789, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 dành cho người dân quyền đối kháng bạo quyền: “Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của con người”.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 cũng thừa nhận quyền đối kháng bạo quyền như một hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ, để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền.”

Để kỷ niệm ngày ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được gọi là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Năm 1994, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung lấy ngày 11 tháng 5 mỗi năm là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Nghị Quyết này đã được Tổng Thống Hoa Kỳ phê chuẩn và ban hành để trở thành Luật Công Pháp ngày 25-5-1994 (số 103-258), với nội dung chủ yếu như sau:
“Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu Chính Phủ Hà Nội:
1. Phóng thích tất cả các tù nhân chính trị.
2. Bảo đảm cho nhân dân Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt tín ngưỡng, chính kiến, hay đoàn thể trong quá khứ.
3. Phục hồi các nhân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại và tự do lập hội.
4. Bãi bỏ chế độ độc đảng.
5. Công bố một phương án và lịch trình tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để nhân dân Việt Nam được hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết”.
Về mặt quốc tế, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của các dân tộc được đứng lên đấu tranh giành độc lập cho quốc gia.

Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do lựa chọn các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó.

DÂN TỘC TỰ QUYẾT: GIÀNH ĐỘC LẬP CHO QUỐC GIA

Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Hội Quốc Liên, tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công bố quyền Dân Tộc Tự Quyết khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa. Tuân hành khuyến cáo này, năm 1919 Đế Quốc Anh trả độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á. Năm 1934 Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành một đạo luật thừa nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị từ 1935. Trong đạo luật này Hoa Kỳ cam kết sẽ trả độc lập cho Phi Luật Tân sau 10 năm tự trị, nhằm đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7, 1945. Tuy nhiên, tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương chưa kết thúc nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4 tháng 7, 1946, trễ 1 năm vì lý do chiến cuộc.

Trong Thế Chiến II, năm 1941, Hoa Kỳ triệu tập hội nghị các quốc gia đồng minh tại Newfoundland (Canada) để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương, theo đó, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, các Đế Quốc Tây Phương cam kết sẽ giải phóng các thuộc địa Á Phi khi chiến tranh kết thúc. Điều cam kết này trong Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 đã được tái xác nhận trong Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc công bố tại Hoa Thịnh Đốn năm 1942.

Một tháng trước khi Đức Quốc Xã buông súng quy hàng, tháng 4-1945, 50 Quốc Gia Đồng Minh họp Hội Nghị San Francicsco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương tuyên dương Nhân Quyền, đặc biệt là quyền Dân Tộc Tự Quyết. Và chiếu Điều 56 Hiến Chương, các quốc gia hội viên, trong đó có các Đế Quốc Tây Phương, cam kết sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc để thực hiện những mục tiêu ghi trong Điều 1 và Điều 55 Hiến Chương.

Trung thành với những lời cam kết trong Hiến Chương Đại Tây Dương (1941), Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc (1942) và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), chỉ trong vòng 3 năm, từ 1946 đến 1949, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Anh, Pháp, Mỹ, Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu:
1. Độc lập năm 1946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Syrie và Liban thuộc Pháp.
2. Độc lập năm 1947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.
3. Độc lập năm 1948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh.
4. Độc lập năm 1949: Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao thuộc Pháp; và Nam Dương thuộc Hoà Lan.
Kinh nghiệm lịch sử cho biết những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc công khai, ôn hoà, không bạo động và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia.

Nếu năm 1949 đánh dấu sự giải thể chế độ thuộc địa Tây Phương tại Á Châu, thì đó cũng là năm phe Quốc Tế Cộng Sản bành trướng tại Lục Địa Trung Hoa, đồng thời thiết lập Bức Màn Sắt tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Anbani, Bungari và Rumani.

Sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa và thành lập Khối Minh Ước Vácsôvi năm 1949, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là thôn tính hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.

Tại Việt Nam, Chiến Tranh Việt-Pháp bùng nổ năm 1946 đã mở rộng từ 1949. Qua năm sau, với sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc, Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn. Từ đó chiến tranh võ trang bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Đây không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc mà là chiến tranh ý thức hệ giữa hai khối Cộng Sản và Dân Chủ. Trong những năm 1953 và 1954, hai phe đã ký các Hiệp Định Đình Chiến tại Bàn Môn Điếm và Geneve. Trong khi tại Triều Tiên, từ hơn nửa thế kỷ nay, hai phe vẫn án binh bất động và chung sống hoà bình, thì tại Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giảo hoạt ngụy trang chiến tranh ý thức hệ dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, và đã thiết lập trong vùng quốc gia những tổ chức ngoại vi như Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ v...v.... Bằng tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản đã du mị và lường gạt được dư luận quốc tế và một số người Việt quốc gia tại Miền Nam để cưỡng chiếm phần đất này và thiết lập chế độ độc tài vô sản từ 1975.

Tại vùng Nam Á, Chiến Tranh A Phú Hãn cũng bộc phát trong thập niên 1970. Do sự quyết tâm của phe Dân Chủ, đặc biệt với cuộc thi đua võ trang trong Chiến Tranh Tinh Cầu (Star-War), trong thập niên 1980, phe Cộng Sản lâm vào bước thoái trào. Từ 1985 Liên Xô không còn chủ trương thống trị Khối Minh Ước Vácsôvi. Với mặt trận truyền thông, thông tin và truyền bá sự thật, người dân Đông Âu đã ý thức tính độc tài, phi nhân, phản dân tộc và phản tiến hóa của chế độ vô sản chuyên chính. Từ 1953, sau cái chết của Staline, người dân Đông Âu đã dũng cảm đứng lên đấu tranh công khai, ôn hoà, bất bạo động đòi Dân Tộc Tự Quyết để giải thể chế độ Cộng Sản và xây dựng chế độ Dân Chủ. Kết quả là chỉ trong vòng hai năm, từ 1989 đến 1991, chế độ độc tài Cộng Sản đã vĩnh viễn cáo chung tại 7 nước thuộc Bức Màn Sắt Đông Âu, và 15 nước tại Liên Bang Xô Viết. Hậu quả dây chuyền là sự giải thể Cộng Sản tại một số quốc gia Á Phi như A Phú Hãn, Mông Cổ, Cao Miên, Angola, Mozambique, Ethiopia v... v...

DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO HOA KỲ

Từ hơn 200 năm trước, nhân dân Hoa Kỳ đã ý thức và hành sử quyền Dân Tộc Tự Quyết, và đã dũng cảm đứng lên giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia, đồng thời đề xướng và phát huy nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.

Đọc lại lịch sử Hoa Kỳ cách đây hơn 230 năm, chúng ta thấy tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Hoa Kỳ ngày đó cũng tương tự như tâm trạng và ý nguyện của dân tộc Việt Nam hôm nay. Ngày nay, có thể nói, Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 không còn là của riêng Hoa Kỳ, mà của cả nhân loại:

“Chúng ta ghi nhận sự thật hiển nhiên theo đó Con Người sinh ra Bình Đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng như Quyền Sống, Quyền Tự Do và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc. Để thực thi những quyền này, xã hội thiết lập chính quyền xây dựng trên sự đồng thuận của Quốc Dân.

Khi chính quyền vi phạm thô bạo dân quyền, Quốc Dân có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, để thay thế bằng một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế thuận lợi nhất cho việc bảo đảm An Ninh và Hạnh Phúc của Con Người.

Lịch sử đã từng chứng minh rằng nhân lọai thường muốn nhẫn nhục chịu đựng hơn là muốn đấu tranh giải thể các chế độ đã thiết lập từ lâu. Tuy nhiên, với thời gian, nếu chính quyền vẫn ngoan cố tiếm đoạt lạm quyền để xiết chặt guồng máy thống trị bạo tàn bằng chế độ chuyên chính tuyệt đối, Quốc Dân có quyền và có nghĩa vụ đứng lên lật đổ chính quyền để giành lại những bảo đảm cho cuộc sống tương lai.

Trải qua bao nhiêu giai đoạn đàn áp, chúng ta đã thỉnh cầu chính quyền cải tổ bằng những lời lẽ nhu hoà nhất. Vậy mà bao nhiêu thỉnh nguyện kế tiếp của chúng ta chỉ được trả lời bằng những thóa mạ thường xuyên. Chính quyền này đã biểu lộ cá tính của một bạo quyền. Nó không còn xứng đáng lãnh đạo một Dân Tộc Tự Do...”

DÂN TỘC TỰ QUYẾT CHO VIỆT NAM.

Sau Thế Chiến I, năm 1919 tại Paris, Luật Sư Tiến Sĩ Phan Văn Trường, nhân danh Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, đã hướng dẫn Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đến yết kiến Tổng Thống Wilson để đệ trình Thỉnh Nguyện Thư 8 Điểm của Dân Tộc Việt Nam chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết:

“Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh [1918] các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai do những cam kết minh thị và trang trọng của các Cường Quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc chiến đấu vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống lại Dã Man.

Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên Mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.

Trong khi chờ đợi nguyên tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế, đồng thời với việc thực thi quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, dân tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý cũng như Chính Phủ Pháp khả kính những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:
1. Ban hành Đại Xá chính trị phạm.
2. Thiết lập Chế Độ Pháp Trị thay thế chế độ cai trị bằng nghị định.
3. Cải thiện Chế Độ Tư Pháp và ban hành những bảo đảm về quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật giữa người Việt Nam và người Âu Châu. Bãi bỏ hệ thống toà án đặc biệt là công cụ đàn áp và khủng bố những thành phần lương thiện nhất của dân tộc Việt Nam.
4. Ban hành Tự Do Báo Chí và Tự Do Ngôn Luận.
5. Ban hành Tự Do Hội Họp và Tự Do Lập Hội.
6. Ban hành Tự Do Di Trú và Tự Do Xuất Ngoại.
7. Ban hành Tự Do Giáo Dục.
8. Thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử của người Việt Nam bên cạnh Quốc Hội Pháp để đạo đạt lên Quốc Hội những nguyện vọng của người Việt Nam”....
Thỉnh Nguyện Thư ký tên Nguyễn Ái Quốc, đại diện Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của nhóm “Ngũ Long”: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Năm 1920 Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đây là một sự tiếm danh và mạo nhận tư cách theo chính sách cố hữu của Hồ Chí Minh: Lấy tổ chức của địch làm tổ chức của mình, lấy danh hiệu của người khác làm tên của mình.

DÂN TỘC TỰ QUYẾT: QUYỀN ĐỐI KHÁNG BẠO QUYỀN

Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp công nhận cho người dân quyền Dân Tộc Tự Quyết biểu hiện trong quyền đối kháng bạo quyền.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng thừa nhận quyền đối kháng: ”Điều cốt yếu là nhân quyền phải được chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền”.

Điều Thứ Nhất của hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 1966 cũng thừa nhận Dân Tộc Tự Quyết là một quyền thiết yếu phải được hành sử đồng thời với 26 quyền tự do cơ bản của người dân.

Theo Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền “ý nguyện của người dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia. Ý nguyện này phải được biểu lộ trung thực trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng, theo từng định kỳ và theo thể thức đầu phiếu phổ thông và kín”. Như vậy chủ quyền quốc gia phát sinh từ ý chí của nhân dân.
Hiến Pháp 1992 cũng ghi nhận điều đó:

Điều 2: “Nhà nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. (Chứ không thuộc về một đảng độc tôn là Đảng Cộng Sản).

Điều 6: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. (Chứ không phải là sản phẩm và công cụ của Đảng Cộng Sản. Quốc Hội của nhân dân phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ đại nghị hay dân chủ pháp trị chứ không theo “nguyên tắc tập trung dân chủ”).

Điều 52: ”Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” (Do đó không được phân biệt kỳ thị về sắc tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay đảng phái, nguồn gốc quốc gia, thành phần xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác, theo quy định của Điều 26 Công Ước Dân Sự Chính Trị).

Điều 54: “Công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội”. (Do đó Nhà Nước không được tước đoạt quyền tự do tuyển cử của người dân bằng cách ấn định những ngăn cản do hiệp thương của các mặt trận ngoại vi, hay do thanh lọc của địa phương. Vì cuộc đầu phiếu phải có tính phổ thông và kín, và đại biểu quốc hội có tư cách đại diện cho toàn dân chứ không cho một tổ chức hay một khu vực địa lý nào).

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 20-5 tới đây, con số ứng cử viên mệnh danh là “độc lập” chỉ có chừng 30 người kể cả một số đại diện của các giáo hội quốc doanh và một số con cháu các lãnh tụ Cộng Sản. Trong khi đó, số ứng cử viên của Đảng Cộng Sản lên tới gần 900 người. Như vậy tỉ lệ giữa những ứng cử viên ngoài Đảng và những ứng cử viên của Đảng Cộng Sản chỉ là 2% hay 3%. Đây là một nghịch lý hay một tỷ lệ nghịch. Vì số đảng viên Cộng Sản chỉ bằng 2% hay 3% dân số Việt Nam.

Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội phải dẹp bỏ chính sách “Đảng cử dân bầu” phản dân chủ, phản dân tộc. Nó đi trái với các Điều 2, 6, 52, 53 và 54 Hiến Pháp 1992 và cũng đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Trong chế độ độc tài, độc đảng, Đảng Cộng Sản đã tước đoạt của nhân dân quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử, là những quyền tự do chính trị thiết yếu để xây dựng một Chính Quyền của Dân, bởi Dân và vì Dân trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Những quyền tự do chính trị này có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được thực thi công bằng, đồng đều và đồng loạt trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Trong sinh hoạt chính trị hiện nay, các ứng cử viên thường do các chính đảng đưa ra để có cơ hội thực thi chính sách của đảng. Do đó muốn có tự do tuyển cử và dành cho người dân quyền tham gia chính quyền, nhà nước phải tôn trọng những quyền tự do lập đảng, tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại v...v....

Không gì buồn tẻ cho bằng một cuộc đua ngựa trong đó chỉ có một con ngựa đua. Và cũng không gì vô duyên cho bằng một cuộc bầu cử quốc hội trong đó Đảng Cộng Sản một mình một chợ độc quyền thao túng.

Trong điều kiện hiện tại, tẩy chay bầu cử là một phản kháng ôn hoà và một hành động hợp lý. Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính theo đó “Nhà nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ đề xướng, thực thi, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân”.

Chiếu Điều 2 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, với tư cách một quốc gia hội viên kết ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải ban hành luật pháp và tu chính hiến pháp theo tinh thần Công Ước.

Trong chiều hướng này, Hiến Pháp phải quy định quyền Tự Do Tư Tưởng và hủy bỏ nghĩa vụ cưỡng ép của cả dân tộc phải tuân theo “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Đồng thời phải tôn trọng quyền Bình Đẳng Trước Pháp Luật của người dân, không phân biệt chính kiến hay chính đảng, tôn trọng quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử bằng cách tu chính Hiến Pháp, xóa bỏ Điều 4 với câu “Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Trên bình diện luật pháp, không thể truy tố và kết án những người đối kháng công khai, ôn hoà, bất bạo động bằng những tội bịa đặt, giả tạo, như phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ v... v....

Có như vậy người dân mới thực sự được hành sử những quyền tự do chính trị như tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do ứng cử, tự do bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, đặc biệt là quyền đối kháng bạo quyền. Đây là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết, theo đó người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia, và tự do ứng cử và bầu cử để lựa chọn những đại biểu của mình trong chính quyền nhằm thực thi chế độ đó

Những quyền này đã được nhân loại văn minh thừa nhận trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính, đặc biệt là Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Đảng Cộng Sản không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong Công Ước này để làm những hành vi nhằm tước đoạt hay hạn chế nhân quyền và những quyền tự do cơ bản đã được Luật Quốc Tế Nhân Quyền thừa nhận.

Đó là đường lối khả thi và hợp tình hợp lý nhất để xây dựng một quốc gia dân chủ tiến bộ với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=print&sid=6365